TP.HCM: Triển lãm tượng Phật cổ hơn 300 năm tại Phạm Nghiêm Trai

Chủ nhật - 10/10/2021 16:12
Nhằm giúp tìm hiểu về cách bố trí thờ tự theo văn hóa tín ngưỡng của người Việt xưa, cũng như để tự hào về tầm nhìn nghệ thuật, mỹ thuật của thế hệ tiền nhân qua các thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam, Văn hóa phẩm Phật giáo Phạm Nghiêm Trai lần đầu tiên tổ chức bày trí nhiều tượng Phật quý có niên đại hơn 300 năm để đón khách đến chiêm ngưỡng, bắt đầu từ ngày 9/10.
Sau thời gian TP.HCM giãn cách xã hội vị đại dịch Covid, Phạm Nghiêm Trai đón khách tham quan theo tiêu chuận 5k và thẻ xanh vaccine
Sau thời gian TP.HCM giãn cách xã hội vị đại dịch Covid, Phạm Nghiêm Trai đón khách tham quan theo tiêu chuận 5k và thẻ xanh vaccine

Không gian triển lãm được Phạm Nghiêm Trai tổ chức bày trí tại số (199 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM). Chủ sở hữu các Pháp bảo tại đây là anh Nguyễn Ngọc Minh Trí, một Phật tử mộ đạo từ nhỏ và có đức tin vững chắc nơi Tam Bảo. Cùng với lòng kính ngưỡng và đam mê những pho tượng Phật, anh đã nhọc công hơn chục năm đi các nơi thế giới để sưu tầm các pho tượng cổ của Phật giáo từ các nước mang về Việt Nam để lưu trữ như một gia tài tâm linh.

1
Hạn chế người đến tham quan, mỗi lượt vào chỉ 5 người.

1
anh Nguyễn Ngọc Minh Trí chủ sở hữu các pho tượng cổ, đồng thời là người tổ chức triển lãm lần này.

1
Mong muốn kết thành một nguồn năng lượng tâm linh tốt đẹp đưa dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng đại dịch Covid-19.

Anh Minh Trí chia sẻ việc mở buổi triển lãm lần này ngoài việc giới thiệu văn hoá, mỹ thuật Phật giáo còn có một ý nghĩa lớn là mong muốn các tượng Phật đã trải qua hàng trăm năm nay tôn thờ được tập trung lại một nơi để kết thành một nguồn năng lượng tốt đẹp giúp đất nước chiến thắng đại dịch Covid, đồng thời gắng kết những tâm nguyện của tiền nhân với hậu thế để đưa dân tộc vượt qua mọi khó khăn.

1
Những Pho tượng trong thời Hậu Lê, được bài trí theo đúng trình tự của những ngôi chùa miền Bắc Bộ.

1
Những pho tượng quý có từ thời Khang Hy (đầu nhà Thanh) của Trung hoa cũng được tôn trí trong phòng trưng bày văn hoá Đại Thừa Phật Giáo.

1
Tượng A-Di-Đà của Nhật Bản từ thế kỷ 16, tượng được tạc bằng gỗ áp vàng lá, có hình dáng nghiêm gốc 30, với ý nghĩa tiếp xúc gần với chúng sanh để cứu độ.

Hơn 100 phẩm vật được bày trí tại triểm lãm là những pho tượng Phật, Bồ-tát, La-hán, Thánh tăng và kỷ vật (y đại thừa, kinh sách, pháp khí…) của các Tổ sư Phật giáo Việt Nam đã có niên đại hơn 300 năm từ thời triều Hậu Lê (1428–1789). Dịp này, Phạm Nghiêm Trai cũng trưng bày tại triển lãm những pho tượng quý được tạc với nhiều hình dáng lạ để thấy được sự đa dạng trong phong cách tạc tượng của ông cha ta không thua gì các nền văn hoá khác trong hệ Phật Giáo Bắc Truyền. Ngoài ra, nhiều pháp bảo quý giá được kiến tạo vô cùng tinh xảo có niên đại hơn 1300 năm xuất xứ nhiều nền văn hóa khác nhau như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…

1
Tại triển lãm cũng bày trí hương án để cầu nguyện cho các hương linh tử vong bởi dịch Covid.

Trong quá trình sưu tầm, chủ sở hữu cũng tìm hiểu nguồn gốc của các Pháp bảo, thì biết được mỗi pho tượng cổ ngoài sự đặc sắc ở bên ngoài thì đều mang một ý nghĩa tâm linh riêng nhưng chung quy là giúp người chiêm ngưỡng sẽ phát lòng kính tin Tam Bảo, tin nhân quả mà hành thiện tích đức. Chủ nhân của Phạm Nghiêm Trai cũng cho biết những tôn tượng tại triển lãm có giá trị tâm linh vô giá nên sẽ không kinh doanh mà chỉ dành cho người có duyên đến chiêm ngưỡng và lễ bái.

Một số hình ảnh tượng Phật tại triển lãm của Phạm Nghiêm Trai:

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

Theo Phatsuonline.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây