Vĩnh Phúc: Chuyện ly kỳ quanh hòn đá mọc giữa đường được cho là linh thiêng

Chủ nhật - 15/03/2020 16:21
Bên cạnh nhịp sống sầm uất của phố phường hiện đại, đâu đó vẫn còn một Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) cổ kính, trầm mặc đến u hoài.
Vĩnh Phúc: Chuyện ly kỳ quanh hòn đá mọc giữa đường được cho là linh thiêng

Điển hình trong đó phải kể đến những “khí thiêng” sông núi hội tụ lại, tồn tại dưới hình hài những kỳ cây, cổ thạch, được người dân thành kính tôn vinh.

Vĩnh Yên là vùng đất cổ với bề dày hàng trăm năm lịch sử. Trải qua bao vật đổi sao dời với những nỗ lực không mệt mỏi từ bàn tay và khối óc của người dân địa phương, Vĩnh Yên từ một vùng quê nghèo, thuần nông vươn lên trở thành một đô thị trẻ trung, năng động và phồn vinh.

Và "Hòn đá mọc" linh thiêng chốn làng Vèo

"Hòn đá mọc" mọc giữa ngã 3 thuộc địa phận làng Vèo, xã Định Trung, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc được cho là linh thiêng.

Tại khu vực ngã 3, trên đường đi tắt từ thành phố Vĩnh Yên qua làng Vèo thuộc xã Định Trung tới huyện Tam Dương có một khối đá hình trụ, cao khoảng 50cm với đường kính tương tự.

Khối đá này mọc lên đột ngột giữa con đường đất vốn đã là sự lạ. Nó tồn tại bao đời nay mà không bị mòn đi, cũng không bị nứt vỡ hay bị ai đó phạt bỏ càng là sự lạ hơn.

Xung quanh khối đá hình trụ của làng Vèo có bao chuyện kỳ lạ. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến sự tồn tại của chính nó.

Nhiều thế hệ người dân ở làng Vèo truyền tai nhau rằng, thủa “đá thần” mới xuất hiện, do vị trí án ngữ giữa đường làng gây nhiều bất tiện cho việc đi lại của người tham gia giao thông nên nhiều lần người dân đã tổ chức san gạt.

Lạ thay, dù vừa hôm trước hòn đá bị san phẳng, chỉ sau 1 đêm hòn đá đã mọc lại như cũ, đúng ở chỗ cũ với chiều cao, bề rộng và hình thù không sai một li. Vài lần như thế, người dân đâm ra sợ hãi, rồi kính cẩn tôn thờ như một vị thành hoàng làng. Do vậy, khối "đá thần” này còn được nhiều người gọi là “Hòn đá mọc”

Không chỉ chuyện ngày xưa không được kiểm chứng, thời hiện đại ngày nay cũng có nhiều chuyện liên quan đến sự linh thiêng của hòn đá.

Cho đến bay giờ, nhiều người dân làng Vèo vẫn còn nhớ cái đận mở rộng đường làng đi qua khu vực "đá thần”. Khi ấy, chiếc máy ủi đang tiến băng băng về phía hòn đá thì bất thần khựng lại chết máy.

Có người còn quả quyết nhìn thấy chiếc máy ủi “bị đẩy lùi lại” như có bàn tay vô hình đè lên. Rốt cuộc, người lái máy ủi sợ quá, nhất quyết không tiếp tục công việc. Hòn đá nhờ thế lại được an toàn.

Qua chuyện này, xét về mặt khoa học thì hoàn toàn có thể xảy ra chuyện người lái máy ủi vì lòng thành kính với hòn đá mà giả cách xe bị chết máy để tránh động chạm đến vấn đề tâm linh. Còn chuyện xe ủi bị đẩy lùi thì nhất định là lời đồn đại hoang đường cho câu chuyện thêm phần kì bí. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, đâu phải cái gì cũng có thể giải thích bằng khoa học.

Từ cây đề Khai Quang ngạo nghễ vươn cao…

Vậy nhưng, bên cạnh nhịp sống sầm uất của phố phường hiện đại, đâu đó vẫn còn một Vĩnh Yên cổ kính, trầm mặc đến u hoài. Điển hình trong đó phải kể đến những “khí thiêng” sông núi hội tụ lại, tồn tại dưới hình hài những kỳ cây, cổ thạch, được người dân thành kính tôn vinh.

1

Cây đề trên đường Mê Linh (phường Khai Quang) có tuổi đời hàng trăm năm, cao hơn 20 m, tỏa bóng mát xum xuê cả một góc trời.

Khi mới tái lập tỉnh Vĩnh Phúc, nội thị Vĩnh Yên được mặc định bắt đầu từ khu vực Nhà thi đấu thể thao của tỉnh bây giờ. Chính tại nơi này, nằm ven quốc lộ 2 có một cây đề cao vút với chu vi gốc 4-5 người ôm không xuể, 4 mùa cành lá tốt tươi, tỏa bóng xum xuê che mát cả một diện tích rộng lớn phía dưới.

Cây đề mọc tự nhiên hay được trồng từ bao giờ không rõ, chỉ biết người già nhất ở khu vực Khai Quang cũng nói rằng, khi mình sinh ra đã thấy cây này cổ thụ lắm rồi. Nên có thể khẳng định, đến thời điểm hiện nay, tuổi đời của cây lên đến hàng trăm năm là điều không phải bàn cãi.

Quan sát kỹ sẽ thấy, phần gốc cây sần sùi những vết sẹo của thời gian, nhiều chỗ còn bị mục ruỗng, tạo nên hang hốc, bọng lớn bên trong, khiến nơi đây trở thành chỗ trú ngụ của nhiều loài sinh vật như rắn, chuột, chim…

Các cụ bảo: “Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề” hoàn toàn đúng với cây đề này. Bởi, với tuổi đời lâu năm, cành tán rậm rịt cùng nhiều hang hốc, bản thân cây nói riêng cùng vô số lời đồn kì bí khiến “cụ đề” ngày càng linh thiêng trong con mắt người dân địa phương.

Chẳng thế mà hồi mới tái lập tỉnh, trong kế hoạch mở rộng mặt nền quốc lộ 2, thay vì thực hiện việc chặt hạ như đã làm với bao loại cây khác, các đơn vị thiết kế và thi công phải tính đến phương án nắn đường, đưa “cụ đề” vào tâm quốc lộ, chính giữa dải phân cách nhằm gìn giữ và bảo vệ cây trường tồn với thời gian.

Hiện tại, phía dưới gốc cây, người dân lập một ban thờ giản dị và đều đặn thắp hương vào mỗi dịp sóc vọng. Theo người dân sở tại, dù không phải mê tín dị đoan, nhưng không phải tự nhiên cây đề tồn tại được đến bây giờ dù trải qua bao biến cố thời cuộc.

Cho nên, có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Thực tế cũng cho thấy, khu vực này trước kia thường xảy ra tai nạn giao thông với hậu quả nghiêm trọng. Từ khi có ban thờ dưới gốc đề, tình trạng này đã giảm nhiều. Như vậy, theo quan niệm của một số người dân, cây giúp người thì người cũng phải có trách nhiệm bảo vệ cây. Đó là lẽ thường ở đời vậy!

… đến gốc vừng kỳ bí phía Hà Tiên

1

Gốc vừng cổ thụ to mấy người ôm gắn với nhiều câu chuyện kỳ bí nằm ngay sát lề đường Chùa Hà (TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc)

Tại khu vực ngã 5 giao cắt giữa các tuyến đường Nguyễn Tất Thành-Trần Phú-Chùa Hà, phía sát mép đường có một gốc cây lộc vừng cổ thụ có chu vi lên đến 6-7 người ôm không xuể.

Cây lộc vừng cổ thụ tuy có chiều cao khiêm tốn, chỉ vài mét, nhưng cành lá cực kỳ xanh tốt với nhiều mầm, cành có hình dáng, tư thế khác lạ. Đây có lẽ là một trong những “cụ cây” nổi tiếng nhất không chỉ Vĩnh Yên mà còn trên toàn tỉnh Vĩnh Phúc vì những sự kiện, lời đồn kỳ lạ xung quanh.

Tuy nhiên, không hiểu vì lí do gì mà cả 3 người thợ đầu tiên phụ trách công việc này đều bị tai nạn một cách đáng tiếc nên không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Để tiếp nối, công việc được giao cho 2 cha con người thợ chuyên trách khác nhưng thật không may, chỉ sau ngày làm việc đầu tiên, cả 2 cha con đều tử vong vì tai nạn giao thông trên đường về nhà.

Hoảng sợ trước những sự kiện không thể lý giải được, những người có trách nhiệm trong việc thi công công trình này quyết định không tổ chức di dời nữa mà giữ cây ở nguyên vị trí ban đầu, đồng thời, nắn lại một phần tuyến đường để đảm bảo cao nhất điều kiện thuận tiện giao thông.

Theo những người cao tuổi ở khu vực chùa Hà Tiên kể lại, cây lộc vừng xưa có chiều cao khá lớn, tán rộng che mát cả một khoảng trời, xung quanh cây lại có vô số cây báng súng cổ thụ bao bọc tạo nên một khung cảnh tôn nghiêm, kì bí hiếm có. Tuy nhiên, để phục vụ cho sự nghiệp đô thị hóa, các loại cây khác đều dần biến mất, nay chỉ còn duy nhất cây lộc vừng này.

Giờ đây, do ảnh hưởng bởi quá trình cắt tỉa như đã nói ở trên, chiều cao của cây chỉ còn ở mức khiêm tốn nên người dân địa phương thường gọi là “gốc vừng” cho giống với hình dáng thoạt nhìn. Gốc vừng bây giờ không chỉ là một danh từ linh thiêng với một bộ phận người dân mà còn là một địa chỉ, một dấu mốc, đặc điểm vị trí của đông đảo người dân Vĩnh Yên mỗi khi cần thông báo với ai đó phương hướng của mình.

Đoạn kết

Đất Vĩnh Yên tươi đẹp, người Vĩnh Yên dễ mến, cảnh vật Vĩnh Yên phong phú, tốt tươi. Vĩnh Yên có nhưng công trình hiện đại sánh ngang với xu thế hội nhập của đất nước nhưng Vĩnh Yên cũng không thiếu những trầm tích lịch sử, những nét văn hóa tâm linh dân dã trong đời sống dân gian. Tất cả những điều ấy hòa quyện, gắn kết với nhau tạo nên một không gian văn hóa đặc sắc mà không dễ nhiều nơi có được.

Theo Long Dương (Báo Vĩnh Phúc)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây