Bắc Ninh: Học sinh THPT Lương Tài II học Phật tu Thiền

Thứ hai - 22/04/2013 22:10
Hôm nay, 13h30 phút ngày 22/04/ 2013 ( Nhằm ngày 13/03/Quý Tỵ), Cô Nguyễn Thị Thảo, cô Nguyễn Thị Thu cùng gần 40 học sinh trường PTTH Lương Tài 2 hành hương về chùa Cảm Ứng thôn Đông Cao xã Đông Cứu huyện Gia Bình lễ Phật học Phật, ngồi Thiền.
Qua giới thiệu của cô Thảo lớp học 11A4 đều là học sinh ngoan, giỏi và khá, chỉ có it học sinh yếu, nhưng có một mong ước ham học hỏi kiến thức để đều đỗ tú tài, có tương lai tươi sáng. Đại đức Thích Quảng Hợp rất hoan hỷ khi cô trò lớp 11A4 về lễ Phật,  học Phật, tọa thiền.

Đại đức Thích Quảng Hợp đã giảng giải cho các học trò biết oai nghi, phép tắc của một học sinh hay một người bình thường tới chùa cần kính  Phật trọng Tăng. Như các oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, đều có ý thức.

Đại đức giảng Lịch sử Đức Phật  từ khi Phật còn là Thái tử Tất Đạt Đa đi tu 5 năm tầm sư học đạo, 6 năm tu khổ hạnh tại rừng già trên núi Tuyết, tọa thiền 49 ngày đêm giác ngộ, thành Phật, giáo hóa độ sinh gần 50 năm, thọ 80 tuổi ngài nhập Niết Bàn. Ngoài ra còn nói rõ ý nghĩa tại sao Phật đi tu, vì thương mong cứu độ chúng sinh cứu khổ độ sinh.

Qua một thời gian giảng về lịch sử đức Phật, bổn phận và trách nhiệm của một học trò cần phải tinh tấn tu tập, học giỏi ở lớp, chăm làm giúp đỡ công việc của cha mẹ ở nhà. Đại đức rằng: “ đạo Phật là đạo giác ngộ, là giải thoát” ( Duy tuệ thị nghiệp). Lấy trí tuệ làm sự nghiệp cho mình.

Sau khi thời khóa lý thuyết xong, kế tiếp là trao đổi vấn đáp nhằm ứng dụng giáo pháp mầu nhiệm của Phật vào cuộc sống.
Học sinh Trần Bá Luận hỏi: “ bạch thày, những điều kiêng kỵ trong chùa là gì ạ?”. Những điều kiêng kỵ trong chùa là những uy nghi không phù hợp, không đẹp mà xưa kia phật đã từng dạy chúng ta khi tới chùa. Như là không đánh nhau, không chửi nhau, không tự ý trộm cắp trong chùa, không ăn vận hở hang…ngược lại những điều đó là Phật dạy nên làm thực hành các uy nghi đi đứng, nằm, ngồi đúng oai nghi nhà Phật mà quý thày đã giảng.

Cô giáo Nguyễn Thị Thảo chủ nhiệm lớp đã hỏi “Tam bảo là gì? Khi vào chùa ta lễ nơi nào trước” . Đại đức cho biết câu hỏi này là một câu hỏi hay, bao quát nội dung tư tưởng giáo lý nhà Phật. Tam bảo là 3 ngôi báu, Phật là người giác ngộ, giải thoát. Pháp là những lời dạy năm xưa của Phật có thể giúp con người ta tu tập giác ngộ, hạnh phúc. Tăng là chỉ các vị xuất gia tu trì theo Phật giác ngộ, có trách nhiệm làm sứ giả của Như Lai “tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự”, người hoằng pháp không mệt mỏi. Ba ngôi báu là quan trọng quý giá, không có gì quý giá hơn. Khi vào chùa ta niệm “ Nam Mô A Di Đà Phật” chào thày trụ trì trước, lên chùa lễ Phật trước chư thánh hiền sau. Nếu không đủ thời gian ta thành tâm khấn lễ tổng một  nơi, nguyện làm việc lành, Phật sẽ gia hộ cho ta.

Học trò Đinh Thị Trà hỏi: “ người làm việc lành, chưa biết tới Phật, Phật có ở trong tâm người ấy không?” Đại đức giải thích rằng, người làm việc lành, việc ấy là việc tốt là ý Phật thường dạy như thế, người chưa biết tới Phật Phật vẫn ở trong tâm người đó rồi. Vì chúng ta thường được nghe Tam Bảo nội tâm là tam bảo có sẵn trong tâm mỗi người, không biết ta cần đi học để tìm Phật qua kinh sách ( tam bảo ngoại tâm, biết cách ta quay lại Tam bảo nội tâm). Điểm này giống Phật dạy: “ nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính” nghĩa là trong mỗi con người chúng ta đều có Phật tâm trong sáng. Nếu ta tu  sửa thân không làm việc ác, miệng không nói lời ác, ý không nghĩ xấu thì ông Phật sẽ xuất hiện. Không tu Phật đó không xuất hiện và không gia hộ cho chúng ta.

Theo học trò Nguyễn Đình Toàn hỏi rằng: “ Một người khi thấy mẹ và vợ bị rơi xuống nước nguy hiểm, thì người ấy cứu ai trước”. Đại đức đã nhờ Đinh Thị Hạnh trả lời : “ cứu mẹ”. Song,  Đại đức giải thích rằng, dù cứu mẹ hay cứu vợ cũng là cách cứu mạng một con người. Theo đại đức, nhà Phật dạy ta cần học Phật pháp cho thông trí tuệ -  đạo đức, khi gặp khó khăn ta biết cách cứu, có thể cứu được ai thì ta cố gắng nhất tâm cứu, Lúc này không phải là cứu ai trước ai sau.

Người cứu phải minh mẫn, phải biết mình có cứu được không, không cứu được cố cứu thì sẽ mất mạng, để cứu được mẹ và vợ cũng như mọi người thì chúng ta cần tu học ở trường thật tốt, thi thoảng tới chùa nghe giảng Phật Pháp sẽ cứu được mẹ như hạnh hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát năm xưa ( xưa bà Thanh Đề mẹ Mục Kiền Liên nói xấu Tam Bảo, làm Phật chư Tăng chảy máu chết đọa địa ngục Vô Gián, ngài Mục Kiền Liên thương mẹ đi tu nhờ trợ duyên năng lực của chư Tăng tụng kinh độ mẹ siêu thoát địa ngục sinh cõi lành).

Học trò rất quan tâm về vấn đề sư giả, có hỏi “ một sư giả tới một chùa tu một thời gian rồi lấy đi tiền Tam Bảo, vậy Phật có gia hộ không? Đại đức trả lời, câu hỏi hay, đây cũng là một câu hỏi ngày nay vẫn xẩy ra một số chùa. Sư giả là một sư tu hành không chân chính, cũng là một người không được giáo hội Phật giáo Việt Nam chấp nhận mà trà trộn vào để phá hoại Phật pháp, chỉ vì vài đồng tiền đã đánh mất đi lương tâm một con người, người này chư Phật không gia hộ, gieo nhân nào hái quả ấy, lâu ngày sẽ bị lộ tẩy, bị đuổi ra khỏi chùa, đời đời kiếp kiếp khó gặp Phật, khó nghe pháp, khó giác ngộ giải thoát.

Việc này, giáo hội Phật giáo thường kết hợp với các cấp chính quyền, với nhân dân để xử lý theo Pháp luật, theo hiến chương của giáo hội. Ngoài ra còn rất nhiều câu hỏi như: Tại sao duyên gì Thày đi tu? tại sao các thày mặc áo vàng? Ý nghĩa tràng hạt thế nào? Sao thày nào cũng đeo vòng tràng hạt…Tất cả câu hỏi đó, đều được đại đức Thích Quảng Hợp dựa vào Phật pháp, tri thức Phật học kết hợp tri thức thế học có được giải thích phù hợp thỏa đáng, giúp người hỏi, biết tu học ở trường tốt, ở chùa Phật pháp cũng khả quan hơn.

Tiếp theo đại đức Thích Quảng Hợp giảng Phật xưa nhờ ngồi thiền mà giác ngộ, nay ta cần học lý thuyết về thiền, cách ngồi thiền, để định tâm, nhờ định tâm nhất xứ, tâm sẽ sinh trí tuệ vô lậu ( trí tuệ bát nhã, trí tuệ siêu việt, trí tuệ Bồ Đề).
 Có thể nói các học sinh được học và ngồi Thiền rất thú vị, nhất tâm tu tập. Tuy nhiên một số học trò ngồi thiền còn kêu mỏi, đau chân đã được đại đức chỉnh cho đúng tư thế, cách thức ngồi thiền “ Quán sổ tức” ( Thiền theo dõi hơi thở), nhằm “ trú tâm nhất xứ vô sự bất biện” ( trú tâm một chỗ không việc gì là không giải được). Tất cả khi chỉnh sửa tư thế ngồi thiền, thiền gặt hái được các kết quả khả quan, niềm hoan hỷ trên từng gương mặt từ bi của tuổi học trò, người hành thiền.

Qua một thời gian 3 tiếng đồng hồ, thày cô trò đã học Phật pháp, trao đổi kinh nghiệm tu tập, ngồi thiền thật ý nghĩa. Đại đức nhắc nhở chúng ta cần phải tin vào nhân quả, gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Phật dạy: “ Không làm các việc ác. Năng làm các việc lành. Giữ thân ý trong sạch. Ấy là chư Phật dạy”. Như ta chăm học, tinh tiến tu tập thì ắt được Phật gia hộ, thày cô giáo, cha mẹ mọi thương quý. Đại đức nguyện cầu chư Phật gia hộ cho cô trò luôn mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn, cô dạy giỏi, trò học giỏi tương lai đều biến ước mơ thành hiện thực của mình, góp phần nhỏ của mình vào xây dựng quê hương đất nước Việt Nam phát triển, bền vững.

Cô giáo học trò có lời tri ân chân tình tới đại đức Thích Quảng Hợp, kỳ vọng mong có nhiều dịp giao lưu giảng Phật pháp hơn nữa để học trò có thêm kiến thức, kinh nghiệm bước vào trường đời vững vàng hơn. Xin chúc đại đức thân tâm an lạc, Phật sự viên thành.




Nguồn tin: theo Phathoc.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây