Theo Đông y, đau nhức xương khớp là do khí huyết lưu thông ở gân cơ xương, đưa tà khí ra ngoài. Còn theo Tây y, đau xương khớp là do quá trình lão hóa, thoái hóa các khớp, thoát vị, thương tích hoặc căng thẳng, dị bẩm sinh, cơ yếu, béo phì, thời tiết nóng ẩm, làm việc nặng thường phải đứng hoặc ngồi quá lâu trong một tư thế.
Đau xương khớp thường biểu hiện ở các bộ phậ vai gáy; gót chân: đau nhức buốt trong gót chân, càng lạnh vàng đau, chân tê bì khó đi lại; khớp xương thoái hóa dẫn đến đau lưng, ù tai.
Một số bài thuốc từ các nguyên liệu có trong nhà bạn được lưu truyền trong dân gian bạn có thể áp dụng để chữa bệnh.
- Lá xương sông: giã nát, vào nóng rồi đắp lên vùng khớp đau.
- Rau cần: giã nát, vắt lấy nước, cho thêm ít đường trắng đun sôi, uống thay trà. Trà này trị chứng phong thấp, khớp tay chân sưng.
- Bắp cải: Ép nước bắp cải sống, bã đắp vào chỗ khớp bị viêm, hoặc hơ nóng áp lên chỗ viêm sưng rất hữu hiệu.
- Ngải cứu trắng nướng nóng: Rửa sạch, cho muối vào rồi ướng nóng lên, sau đó đắp vào vùng khớp bị đau. Khi thấy đau, đắp ngải cứu muối sẽ giúp giảm đau; bạn cũng có thể chườm nóng hằng ngày để phòng bệnh.
- Đu đủ: Dùng một ít đu đủ, mễ nhân sống 30g, hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ một chén nước, đun nhỏ lửa. Khi thấy mễ nhân mềm cho vào ít đường trắng. Dùng một thời gian sẽ đỡ.
- Trà xanh: Các chuyên gia thuộc Đại học Michigan (Hoa Kỳ)đã chỉ ra rằng trong trà xanh có chứa chất epigallocatechin-3-gallate (EGCG) có tác dụng làm giảm quá trình sưng viêm, nguyên nhân đầu tiên gây nên chứng viêm khớp mãn tính.
Vì vậy, bạn nên hình thành thói quen lành mạnh uống từ 3-4 tách trà /ngày để “thanh lọc” cơ thể hiệu quả chống lại cơn đau do viêm khớp.
- Lá lốt: Ăn 50- 100g lá lốt mỗi ngày có thể cải thiện đau nhức khớp. Ngoài ra, bạn còn có thế áp dụng bài thuốc: 5-10 g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống ấm trong ngày, uống sau bữa tối. Uống trong 10 ngày.
Nguồn tin: www.nguoiduatin.vn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự