Củ hành còn chứa nhiều chất chống oxy hóa với hàm lượng cao làm cho củ hành có mùi và vị ngọt đặc trưng, giúp tim khỏe mạnh, giảm viêm nhiễm, giảm nguy cơ ung thư.
Hơn thế, củ hành còn chứa ít calories, hàm lượng sodium (một thành phần trong muối ăn) thấp, hoàn toàn không có chất béo và cholesterol. Củ hành tươi hay nấu chín đều có lợi cho sức khỏe nhưng củ hành tươi thì có nhiều hợp chất sulfur hữu cơ hơn, tốt hơn là củ hành nấu chín.
Sau đây là các lợi ích sức khỏe mà củ hành mang lại:
1 - Sức khỏe tim mạch
Củ hành là thực phẩm có lợi cho tim. Sulfur trong củ hành làm giảm huyết áp cao, giảm cholesterol xấu, tăng lượng choleaterol tốt, ngăn ngừa cục máu nghẽn, đột quỵ và giảm xơ cứng động mạch. Sulfur có tác dụng như chất làm loãng máu tự nhiên và ngăn ngừa sự kết tụ tiểu huyết cầu.
Khi các tiểu huyết cầu bị kết tụ lại, nguy cơ đau tim hay đột quỵ sẽ tăng cao. Vì vậy các chất làm loãng máu tự nhiên trong củ hành giúp giảm đáng kể các nguy cơ về tim mạch. Về phương diện này, củ hành tươi (chưa qua chế biến) rất tốt. Chất quercetin giúp chống lại sự hình thành các nghẽn mạch trong động mạch, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
2 - Chức năng kháng viêm
Từ rất lâu, củ hành được dùng để kháng viêm. Sulfur là tác nhân kháng khuẩn hiệu quả. Vì vậy, củ hành được xem là liệu pháp tại nhà đối với các triệu chứng hen suyễn. Quercetin còn có tác dụng làm dịu các cơn đau khớp, các vết sưng tấy.
3 - Tốt cho hệ miễn dịch
Củ hành hữu ích cho hệ miễn dịch bằng việc loại bỏ các gốc tự do (free radicals), phát huy tác dụng của vitamin C, giúp hấp thụ các khoáng chất. Chất quercetin trong củ hành có chức năng làm giảm các phản ứng do dị ứng bằng cách ngăn chặn cơ thể sản xuất ra histamines - tác nhân gây hắt hơi, chảy nước mắt, ngứa ngáy.
Hàm lượng quercetin cao trong củ hành ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư và tiêu diệt tế bào ung thư.
Một nghiên cứu gần đây ở Hà Lan chỉ ra rằng, ăn củ hành sẽ hấp thụ được gấp đôi lượng quercetin so với uống trà, gấp 3 lần so với ăn táo (trà và táo đều là nguồn thực phẩm chứa nhiều quercetin). Củ hành tím rất giàu quercetin. Hành lá và hành tây (loại vỏ trắng và vàng) đều tốt, nhưng trong đó hành tây vỏ trắng có hàm lượng quercetin và chất chống oxy hóa thấp nhất.
4 - Củ hành giúp giải độc
Củ hành chứa các amino acid giàu sulfur hữu cơ. Các amino acid này giúp hình thành glutathione, hỗ trợ gan bài thải độc tố.
5 - Củ hành hỗ trợ tiêu hóa
Chất xơ trong củ hành hỗ trợ tiêu hóa và giúp bạn có thân hình cân đối. Hơn thế, củ hành còn chứa một loại chất xơ hòa tan đặc biệt là fructan, có lợi cho sự phát triển của các lợi khuẩn trong ruột, giúp các lợi khuẩn này khỏe mạnh và không bị viêm nhiễm.
Các dưỡng chất khác trong củ hành giúp “dọn dẹp” các gốc tự do, làm giảm nguy cơ phát triển của chứng loét dạ dày.
6 - Điều hòa đường huyết
Chromium trong củ hành hỗ trợ ổn định đường huyết. Sulfur giúp hạ đường huyết bằng cách kích thích sản xuất tăng cường insulin.
7 - Làm tăng mật độ xương ở phụ nữ có tuổi
Một nghiên cứu năm 2009 kết luận, ăn củ hành mỗi ngày giúp cải thiện mật độ xương ở phụ nữ đang trong thời kỳ hoặc sau mãn kinh. Phụ nữ ăn củ hành mỗi ngày có thể giảm nguy cơ gãy xương hông đến 27% so với các phụ nữ không ăn củ hành.
Tác giả bài viết: Trần Trọng Hiếu
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự