Năm 1999, một thử nghiệm được tiến hành ngẫu nhiên cho kết quả rằng người trưởng thành trong tình trạng suy nhược tinh thần tham gia thể dục aerobic có thể cải thiện được tình trạng bệnh với hiệu quả giống như điều trị bằng Zoloft - một loại thuốc chống trầm cảm.
Một nghiên cứu trên diện rộng năm 2006 với 11 nghiên cứu thành phần đã đưa ra gợi ý rằng thầy thuốc nên khuyên bệnh nhân suy nhược tinh thần tham gia các hoạt động thể chất, thể dục. Năm 2011, một nghiên cứu khác tiến hành trên 127 bệnh nhân mắc chứng suy nhược tinh thần cho kết quả rằng 30% số người này thuyên giảm nhờ vào thể dục, dù họ chưa dùng qua thuốc chống trầm cảm SSRI. Kết quả này cho thấy thể dục để chống trầm cảm và suy nhược tinh thần mang lại hiệu quả tương đương, thậm chí tốt hơn so với chỉ dùng thuốc để điều trị.
Theo kết quả khảo sát của tờ Y học Thần Kinh (The Psychosomatic Medicine), trong 6 tháng theo dõi thì khả năng phục hồi của người bị suy nhược tinh thần với thể dục là gần 90%, với thuốc điều trị là gần 60%, kết hợp điều trị thuốc và thể dục là gần 70%.
Theo các chuyên gia, dù chưa biết chính xác tác dụng của thuốc điều trị suy nhược tinh thần là như thế nào nhưng thể dục có thể giúp chống lại trạng thái suy nhược bằng cách làm gia tăng lượng endorphins - một hóa chất tự nhiên có tác dụng như morphine hoặc các thuốc giảm đau khác.
Cũng có một lý thuyết khẳng định sự thúc đẩy tạo ra norepinephrine, một chất dẫn truyền xung động thần kinh đóng vai trò chuyển biến trạng thái tinh thần. Tương tự như các thuốc chống trầm cảm, thể dục giúp não bộ sản sinh ra các neuron thần kinh mới.
Tác giả bài viết: Trần Trọng Hiếu
Nguồn tin: Atlantic.com
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự