Tại sao khoai lang được dân gian gọi là "sâm nam"?

Thứ tư - 15/07/2015 08:12
Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “Sâm Nam”.
Tại sao khoai lang được dân gian gọi là "sâm nam"?

Theo Đông y, khoai lang có tính bình, vị ngọt, bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Dùng chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều, nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ.

Rau khoai lang vị ngọt, tính bình, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc. Tuy nhiên, cần kiêng kỵ với trường hợp tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp.

Khoai lang là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Trong củ khoai lang chứa chủ yếu là thành phần tinh bột (24,6%), 4,17% glucoza.

Khi còn tươi khoai lang có chứa 1,3% protein, 0,1% chất béo, các diattaza, troncos Mn, Ca, vitamin A, B, C, 4,24% tanin, 1,375 pentazan.

Trong ngọn dây khoai lang đỏ có chứa một chất gần giống với insulin. Người bị có thể dùng ngọn khoai lang này để ăn rất tốt. Tuy nhiên, trong lá già thì không có chất này.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Trong thời kỳ , cơ thể người mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt là các hormone trong cơ thể, đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường. Theo thống kê có ít nhất 5% phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và bệnh này đã đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Chính vì vậy, việc ăn khoai lang đều đặn hàng ngày cũng là biện pháp giúp phụ nữ mang thai phòng bệnh tiểu đường rất hiệu quả nhờ chất beta caroten có khả năng cân bằng lượng đường trong máu, đồng thời hàm lượng chất xơ hoà tan sẽ giúp cơ thể mẹ bầu hạ thấp lượng đường và cholesterol trong máu nữa đấy.

Phòng ngừa ốm nghén

Trong thời gian mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hầu hết mẹ bầu phải đối mặt với chứng ốm nghén, chán ăn khiến cơ thể rất mệt mỏi và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi.

Và khoai lang cũng được xem là một trong những thực phẩm giúp phụ nữ mang thai phòng ngừa ốm nghén, chán ăn, mệt mỏi rất hiệu quả nhờ hương vị dễ ăn, dưỡng chất dễ hấp thu và khả năng kích thích hệ tiêu hóa rất tốt của thực phẩm này.

Chống viêm nhiễm

Các mẹ bầu trong thời kì mang thai thường dễ mắc các bệnh viêm nhiễm. Nguyên nhân là do sức đề kháng của phụ nữ trong giai đoạn này bị giảm sút. Nếu thế các mẹ bầu hãy nhớ dùng khoai lang. Trong khoai lang có chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, beta carotene và mangan có khả năng chống viêm nhiễm hiệu quả. Các nhà  khoa học trên thế giới đã nhận thấy tác dụng giảm viêm nhiễm trong mô não và mô thần kinh ở khắp cơ thể khi chúng ta ăn khoai lang.

Phòng ngừa bệnh viêm khớp

Viêm khớp do thiếu canxi là tình trạng gặp phải ở phụ nữ nói chung chứ không riêng gì các . Chất beta cryptoxanthin dồi dào trong khoai lang có tác dụng phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm mạn tính như viêm khớp, thấp khớp.

Ngoài ra, beta cryptoxanthin còn giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp da. Thêm vào đó, vitamin C có trong khoai lang còn giúp duy trì lượng collagen để làm săn chắc da và giảm thiểu sự phát triển của bệnh viêm khớp.

Những lưu ý khi ăn khoai lang

Khoai lang rất giàu dinh dưỡng nhưng để ăn khoai lang tốt nhất cho sức khỏe thì các mẹ bầu hãy ghi nhớ 3 lưu ý dưới đây:

Không nên ăn khoai lang sống

Màng tinh bột lớp ngoài khoai lang sống khiến khó tiêu hóa, đầy hơi, khó chịu, ợ nóng và buồn nôn. Chính vì vậy, mẹ bầu chỉ nên ăn khoai lang khi đã được làm chín vì dưới tác động của nhiệt, lớp enzyme bên ngoài sẽ bị phá hủy giúp bà bầu an toàn khi ăn.

Không ăn khoai lang cùng dưa chua hay củ cải muối

Cũng giống như gạo, khoai lang chứa nhiều protein, bởi vậy khi ăn cùng với đồ chua như dưa hay củ cải muối thì dễ dàng làm dạ dầy sản sinh acid gây khó chịu.

Tốt nhất là nên ăn khoai lang vào buổi trưa

Nên ăn khoai lang vào buổi trưa bởi vì sau khi ăn, canxi trong khoai lang cần phải mất 4-5 giờ mới hấp thụ vào cơ thể, ánh sáng mặt trời lúc buổi chiều có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi này. Khi ăn khoai lang vào bữa trưa, canxi có thể được hấp thụ toàn bộ trước bữa tối, sẽ không ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi từ các thực phẩm khác khi ăn tối.Những lưu ý khi ăn khoai lang

Khoai lang rất giàu dinh dưỡng nhưng để ăn khoai lang tốt nhất cho sức khỏe thì các mẹ bầu hãy ghi nhớ 3 lưu ý dưới đây:

Không nên ăn khoai lang sống

Màng tinh bột lớp ngoài khoai lang sống khiến khó tiêu hóa, đầy hơi, khó chịu, ợ nóng và buồn nôn. Chính vì vậy, mẹ bầu chỉ nên ăn khoai lang khi đã được làm chín vì dưới tác động của nhiệt, lớp enzyme bên ngoài sẽ bị phá hủy giúp bà bầu an toàn khi ăn.

Không ăn khoai lang cùng dưa chua hay củ cải muối

Cũng giống như gạo, khoai lang chứa nhiều protein, bởi vậy khi ăn cùng với đồ chua như dưa hay củ cải muối thì dễ dàng làm dạ dầy sản sinh acid gây khó chịu.

Tốt nhất là nên ăn khoai lang vào buổi trưa

Nên ăn khoai lang vào buổi trưa bởi vì sau khi ăn, canxi trong khoai lang cần phải mất 4-5 giờ mới hấp thụ vào cơ thể, ánh sáng mặt trời lúc buổi chiều có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi này. Khi ăn khoai lang vào bữa trưa, canxi có thể được hấp thụ toàn bộ trước bữa tối, sẽ không ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi từ các thực phẩm khác khi ăn tối.

Nguồn tin: Khỏe và Đẹp

 Từ khóa: khoai lang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây