Cũng có thể xuất hiện cảm giác khó chịu vùng ngực như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút. Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức và sẽ giảm khi nghỉ; khó thở có thể kèm hoặc không kèm với tức ngực, có thể đau hoặc tức lan ra 1 hay 2 bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm, thậm chí ở vùng dạ dày.
Ngoài ra, còn có dấu hiệu bất thường như vã mồ hôi tự nhiên; buồn nôn, đau đầu, choáng, hoa mắt, bứt rứt trong người; thở ngắn, hồi hộp, cơ thể béo phì nhưng sức lao động lại giảm sút; cơ thể thường xuyên mệt mỏi.
Với nhóm đối tượng có nguy cơ bị mỡ máu cao như thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo… càng cần chú ý những dấu hiệu nói trên. Máu nhiễm mỡ còn do biến chứng của các bệnh đái tháo đường, hội chứng thận hư, tăng urê máu, suy tuyến giáp, bệnh gan, nghiện rượu…
Để phòng mỡ máu tăng cao, đầu tiên phải có chế độ ăn hợp lý. Trong đó, chế độ ăn tốt cho tim mạch bao gồm giảm tối đa hàm lượng chất béo bão hòa, chất béo chuyển hoá và cholesterol nạp vào cơ thể; ăn nhiều trái cây, rau củ, nhiều chất xơ, uống nhiều nước và ăn các ngũ cốc nguyên hạt. Cá, hạt và các loại đậu chứa nhiều “chất béo tốt” nên có thể mang lại lợi ít cho những người cần làm giảm lượng cholesterol LDL trong máu. Hạn chế hoặc bỏ hoàn toàn các thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều carbohydrate…
Nguồn Laodong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự