Chức năng tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, còn của người già thì đi vào giai đoạn suy yếu. Do đó, việc tiêu hóa lượng lớn chất xơ trong gạo lứt cũng như các loại lương thực thô này sẽ tạo ra gánh nặng lớn cho dạ dày.
Thanh niếu niên ở giai đoạn dậy thì
Ở giai đoạn dậy thì, con người cần rất nhiều dinh dưỡng và năng lượng để phát triển. Lương thực thô có thể cản trở sự hấp thụ cholesterol và chuyển đổi nó thành hormone. Ngoài ra nó còn có thể gây trở ngại cho việc hấp thu, sử dụng các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết khác cho sự tăng trưởng của cơ thể trong giai đoạn này.
Người bị bệnh về tiêu hóa
Người mắc bệnh xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, loét dạ dày nên tránh ăn các loại lương thực thô như gạo lứt vì nó có thể gây giãn nứt tĩnh mạch, chảy máu dạ dày.
Người có khả năng miễn dịch kém
Tiêu thụ hơn 50 gram chát xơ/ngày sẽ làm cản trở việc bổ sung protein của cơ thể, tỷ lệ sử dụng chất béo giảm và làm tổn hại đến chức năng xương, tim, máu... Từ đó, nó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể.
Người thiếu canxi, sắt
Axit phytic có trong gạo lực có thể kết hợp với các khoáng chất tạo thành chất kết tủa gây cản trở hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
Do đó, những người thiếu canxi, sắt không nên ăn quá nhiều gạo lứt và nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như thịt cá, sữa tươi...
Người hoạt động thể lực nặng
Lương thực thô như gạo lứt có giá trị dinh dưỡng thấp, thiếu đạm, chất béo và cung cấp năng lượng nên không đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động của cơ thể. Do đó, những người thường xuyên tham gia các hoạt động thể lực, vận động mạnh nên chọn các loại thực phẩm giàu đạm và có nhiều năng lượng để cơ thể luôn khỏe mạnh, có đủ sức làm việc.