Khổ qua còn xanh chứa nhiều nước, khi chín chuyển sang vàng cam rồi đỏ nhạt. Dù có vị đắng, trái và lá khổ đều được dùng trong nhiều món ăn.
Khổ qua là thành phần chính trong chế độ ăn Okinawa (của người Nhật) và được người dân đảo ở Nhật Bản cho là chìa khóa để sống thọ.
Tác dụng của khổ qua với sức khỏe
Các nghiên cứu gần đây tập trung vào khả năng điều trị tiểu đường của loại quả này. Dù chưa rõ ở người, các kết quả thử nghiệm từ phòng thí nghiệm cho thấy khổ qua có tác dụng giảm glucose máu, giúp kiểm soát mức insulin. Các yếu tố giúp khổ qua có tác dụng này là do có chứa charantin, alkaloids và peptides, có khả năng tương tự như insulin. Các chất này cũng làm giảm sản xuất các protein thúc đẩy hấp thu glucose trong cơ thể.
Ngoài ra, charantin còn kích thích sự tăng trưởng của tế bào beta tuyến tụy - cơ quan sản xuất insulin. Đối với tiểu đường tuýp 1, hệ thống miễn dịch phá hủy các tế bào beta; và với các dạng tiểu đường khác thì chức năng của tế bào beta bị suy giảm.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ủng hộ việc hấp thu mướp đắng, cho rằng các thành phần kháng khuẩn và kháng virus trong loại quả này có thể giúp điều trị vi khuẩn gây bệnh đường ruột salmonella, E. coli, herpes và virus HIV, sốt rét và giun sán ký sinh.
Trích xuất protein từ khổ qua được cho là giúp giảm phát triển khối u tuyến tiền liệt, ung thư bạch cầu và các ung thư khác.
Bạn cần cẩn thận khi ăn khổ qua nếu đang dùng các thuốc hạ giảm đường huyết vì nó có thể làm tăng tác động của thuốc. Không nên ăn khổ qua trong thời gian mang thai hay cho con bú vì hoạt động lợi tiểu kém. Ngoài ra, người thiếu glucose-6- phosphate dehydrogenase (G6PDH) cũng không nên ăn khổ qua vì nguy cơ dẫn đến thiếu máu tan huyết (hemolytic anemia).
Trần Trọng Hiếu (theo Reader’s Digest)