Chùm ngây là gì?
Có tên khoa học là Moringa Oleifera, chùm ngây là một loại cây nhiều công dụng - vừa giàu dinh dưỡng và có tác dụng điều trị bệnh. Chùm ngây cũng rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, khiến nó trở thành một sự bổ sung tốt cho các món ăn.
Ngoài ra, nhờ đặc tính dược liệu, chùm ngây cũng được sử dụng trong ngành y tế và chăm sóc sức khỏe.
Lợi ích của chùm ngây đối với bệnh tiểu đường
Kiểm soát lượng đường trong máu
Theo Tiến sĩ Chanchal Sharma (bác sĩ sản phụ khoa tại Bệnh viện Daffodils by Artemis ở Jaipur, Ấn Độ), chùm ngây đã được khoa học chứng minh là có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Bột lá chùm ngây cũng có hiệu quả trong việc cải thiện lượng đường trong máu.
Tăng cường độ nhạy insulin
Tiến sĩ Chanchal Sharma cho biết, độ nhạy insulin là thuật ngữ dùng để chỉ mức độ phản ứng của tế bào với insulin. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Bệnh tiểu đường và Rối loạn chuyển hóa cho thấy, chùm ngây đã đảo ngược tình trạng kháng insulin do chế độ ăn nhiều đường fructose gây ra và cải thiện chức năng tinh hoàn.
Giảm phản ứng đường huyết
Tiến sĩ Chanchal Sharma khẳng định, tiêu thụ chùm ngây trong bữa ăn có thể giúp giảm phản ứng đường huyết. Việc thêm bột lá chùm ngây vào bữa ăn cũng có thể làm giảm sự gia tăng lượng đường trong máu sau khi ăn.
Chứa chất chống oxy hóa
Stress oxy hóa có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh tiểu đường và các biến chứng của nó. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như chùm ngây cũng chứa các đặc tính chống tiểu đường có thể giúp giảm căng thẳng oxy hóa và viêm nhiễm liên quan đến bệnh tiểu đường.
Cách sử dụng chùm ngây cho người bệnh tiểu đường
Tiến sĩ Chanchal Sharma hướng dẫn một số cách mà bạn có thể sử dụng để thêm chùm ngây vào chế độ ăn uống của mình, đặc biệt đối với người mắc tiểu đường.
Bột lá chùm ngây: Bạn có thể thêm nó vào sinh tố, nước trái cây hoặc sữa chua để tăng cường dinh dưỡng cần thiết và điều chỉnh lượng đường trong máu.
Trà chùm ngây: Ngâm một ít lá chùm ngây khô trong nước nóng trong vài phút để tạo thành một thức uống sảng khoái và tốt cho sức khỏe.
Nấu ăn: Bạn có thể thêm lá chùm ngây vào súp, món hầm hoặc món xào như cách bạn làm với rau xanh hoặc các loại rau khác.
Thực phẩm bổ sung: Nếu bạn không thể bổ sung chúng vào chế độ ăn uống của mình, bạn có thể ăn viên nang hoặc viên nén chùm ngây theo khuyến nghị của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.
Hạt chùm ngây: Trong khi một số người thích ăn hạt chùm ngây sống, bạn có thể rang hoặc xay thành bột để thêm vào thức ăn hoặc đồ uống.
Nguồn Laodong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự