Trong khoảng thời gian này, cơ thể nên ngủ để phục hồi sức khỏe, thể chất cũng như hồi phục về trí não. Hồi phục về trí não sẽ biến trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn. Khi ngủ vào thời gian này cơ thể sẽ đào thải được những chất độc thần kinh đã sử dụng vào ban ngày.
Sau 2h, cơ thể sẽ bắt đầu tiết ra hormone, sinh lí tự nhiên của cơ thể sẽ bắt đầu đi lên và đạt mức cao nhất vào lúc 8h. Như vậy, rõ ràng sự sắp xếp sinh hoạt trong cuộc sống của con người không phải là “vô tình”, mà đã được sắp xếp theo nhịp sinh học của cơ thể con người.
Sinh lí cơ thể đạt mức cao nhất vào lúc 8h, khi đạt mức này cơ thể tỉnh táo, trí nhớ tốt phù hợp để học tập, làm việc. Lúc này, trẻ em sẽ học hành ở trường, còn người lớn sẽ làm việc tại cơ quan, công sở, nhà máy, chợ, siêu thị…
Theo giấc ngủ sinh lí, một người trưởng thành nên đi ngủ từ 22h-23h cho tới 5h-6h. Khi ngủ ngon giấc và thức dậy lúc 5h-6h, cơ thể có cảm giác sảng khoái, tăng khả năng tập trung, làm việc hiệu quả. Trẻ sơ sinh phải ngủ đến 12 tiếng mỗi ngày, còn người trưởng thành thì ngủ trong 8 tiếng (cộng trừ 2 tiếng)/ngày.
Ví dụ ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày được gọi là ngủ ít, còn ngủ hơn 10 tiếng/ngày gọi là ngủ nhiều. Ngủ ít hơn hay ngủ nhiều hơn cũng có thể có bệnh lí.
Do đó, chúng ta nên sắp xếp ngủ đúng với nhịp sinh học của cơ thể sẽ có một giấc ngủ khoa học. Nếu như phải thức khuya do có việc gì đó gấp cần giải quyết thì chúng ta cần phải quay trở lại với nhịp sinh hoạt trước, nếu không sẽ bị rối loạn nhịp sinh học, không tốt cho cơ thể.
Người có thói quen thức đến 2h, tương tác với các thiết bị công nghệ như coi tivi, mạng xã hội, dùng các thiết bị điện tử thì mắt sẽ mỏi. Ngoài ra, các cơ quan trong cơ thể không được nghỉ ngơi theo đúng nhịp độ sinh học sẽ dễ gây ra mỏi mệt.
Nguồn Laodong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự