Nếu thiếu một trong năm phẩm đức trên hoặc năng lượng cung cấp cho năm phẩm đức không đủ, có thể gây ra nhiều bệnh tật cho cơ thể của chúng ta.
Thứ nhất, nhân đức dưỡng gan
Thiếu đi lòng nhân từ và sự nhân ái, sẽ khiến tính cách của con người trở nên cực kì kiêu ngạo, không chịu khuất phục người khác, thường hay tức giận. Kiểu người như vậy có rất nhiều, phái nữ có tính cách này thường sinh ra tâm lý bực bội, khó chịu, dễ thù hận người khác, nhưng không thể hiện ra bên ngoài, thường kiềm nén trốn vào nơi kín đáo rơi nước mắt, tự dồn nén hết trong lòng.
Đối với sức khỏe, việc đó sẽ làm tổn thương gan, gây ra tình trạng trì trệ, chóng mặt, tức ngực, đau bụng. Gan thuộc Mộc theo Ngũ hành, nhân đức là gốc rễ của gan và gan chủ gân (mạch máu, dây chằng). Con người không có nhân đức, đến tuổi xế chiều, tay chân thường tê mỏi, trúng gió bại liệt. Hơn nữa, sự thiếu khuyết của nhân đức sẽ biểu hiện ra số mệnh, khiến cho quan hệ giữa người và người trở nên căng thẳng, sự nghiệp cả đời sẽ gặp phải khó khăn trùng điệp.
Thứ hai, nghĩa đức dưỡng phổi
Nghĩa đức có năng lượng rất mạnh mẽ, là phẩm giá cao thượng của con người. Người này thường rất vui vẻ, coi việc giúp đỡ người khác là một niềm vui, thường có những hành vi hào hiệp, giúp đỡ người nguy cấp vượt qua khó khăn hiểm trở, xung quanh thường có những người bạn xem trọng nghĩa khí. Cũng bởi vì thường hay nghĩ mình còn thiếu sót, nên giúp đỡ người khác rất nhiều, cho nên tập hợp được duyên lành.
Theo Ngũ hành, phổi thuộc bộ Kim, như vậy nghĩa đức còn được hiểu là “kim đức”. Kim đức chính là gốc của một lá phổi khỏe mạnh, cũng là bộ máy cao nhất điều tiết năng lượng. Phổi làm chủ da, lông, người thiếu đi kim đức sẽ dễ mắc phải nhiều bệnh tật liên quan tới da hoặc lông.
Ở phương diện sức khỏe, vì tức giận người khác mà làm tổn thương phổi, thường xuyên xuất hiện trạng thái miệng lưỡi viêm nhiễm, ho khan, thở hổn hển, cổ họng sưng đau, lao phổi ho ra máu hoặc các bệnh về đường hô hấp.
Người thiếu đi nghĩa đức, tính cách vô cùng keo kiệt, hẹp hòi. Cuộc sống ít gặp được người phù hợp, bởi vì tính cách ích kỉ tham lam mà trở thành người cô đơn, ít có bạn bè, lẻ loi hiu quạnh.
Thứ ba, lễ đức dưỡng tâm
Người giàu lễ đức, hành sự thường quang minh lỗi lạc, bởi vì trong lòng người đó có thể tỏa ra ánh hào quang. Người như vậy luôn được gia đình, họ hàng tôn trọng; đồng nghiệp, bạn bè cũng biểu lộ sự ngưỡng mộ. Bởi vì người này quang minh lỗi lạc, hiểu biết đạo lý, không làm rối ren mọi chuyện. Hơn nữa là một người khuôn phép, có thể tự giác tuân thủ quy tắc, hiểu rõ điều gì nên làm, điều gì không nên làm.
Người thiếu đi lễ đức, thiếu năng lượng của lễ đức, dễ bị những thứ bất chính bên ngoài xâm nhập. Hơn nữa, loại người này khí huyết dễ dàng bị ngưng trệ, sinh ra mụn nhọt ghẻ lở. Bởi vì nóng giận sẽ tổn thương tâm khí, khiến tâm hồn mệt mỏi, mau quên, mất ngủ, tâm trí rối loạn, thậm chí còn có thể mắc những chứng bệnh rối loạn thần kinh. Bởi vì năm phẩm đức và năng lượng chưa đủ, nên các tác nhân bất chính bên ngoài dễ dàng xâm nhập cơ thể.
Người thiếu lễ đức thường tham vinh hoa phú quý, thích làm đẹp, người như vậy khó có thể phát triển ổn định. Mưu cầu hư vinh, đam mê cái đẹp, trong lòng không đủ lễ đức, lại không thể duy trì khuôn phép, không thể tuân thủ kỷ cương. Vấn đề đến từ tâm của mỗi người, cho nên nghiên cứu về truyền thống văn hóa, đều có thể thể tìm được gốc rễ bệnh tật.
Thứ tư, trí đức dưỡng thận
Nếu như thiếu trí đức, hoặc thiếu năng lượng trí đức, tính cách thường đa sầu đa cảm, trì độn ngu dốt, tự tìm phiền não, sinh ra lo lắng, tổn hại tâm và thân của chính bản thân mình.
Ở phương diện sức khỏe, sẽ dễ sinh ra ù, điếc tai, đau eo lưng, liệt dương, di tinh, kinh nguyệt không đều, việc sinh nở có vấn đề, bí tiểu hay hệ thống tiết niệu có vấn đề.
Trong Ngũ hành, thận thuộc mạng Thủy, trí đức là gốc rễ cho sự khỏe mạnh của thận, thận chủ xương (xương cốt, khớp xương), người thiếu trí đức dễ mắc các loại bệnh về xương khớp, xương dễ mềm, xốp.
Người mà trí đức hoặc năng lượng trí đức không đủ, thường đam mê ăn uống, tham luyến sắc dục, lý trí không vững vàng. Cả đời tương đối lận đận, khó mà thuận lợi, đây đều là do trí đức không kiện toàn mà tạo thành. Bởi vì bên trong thận cất giấu chân khí, cất giấu “nước tiên thiên”, chính là nhà máy điện lớn nhất trong cơ thể người, là một trạm cung cấp năng lượng. Một khi thận xuất hiện vấn đề, nó sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến bốn cơ quan nội tạng khác, tất cả đều sẽ xảy ra vấn đề.
Thứ năm, tín đức dưỡng tỳ
Người thiếu đi tín đức thì thường hay đa nghi, hơn nữa xử sự đối với mọi người ngang ngược vụng về, oán trách người khác, sinh sự vô cớ. Chính mình sai rồi nhưng lại không chịu nhận, lại tìm lý do để biện hộ, giải vây cho bản thân mình.
Tại phương diện sức khỏe, người không có tín đức sẽ làm tổn thương tỳ vị, trong lòng buồn bực sinh ra đầy hơi, sinh ra nhiều bệnh liên quan đến dạ dày, như viêm, loét dạ dày. Người có vấn đề về dạ dày, nên tự hỏi mình, phải chăng là tín đức đã không còn mạnh mẽ? Người thiếu đi tín đức, dễ dàng hụt hơi, khí hư, hệ thống đường ruột không tốt, cảm giác tứ chi đều không có chút sức lực nào.
Tín đức là gốc rễ sức khỏe của tỳ vị. Theo Ngũ hành, tỳ vị thuộc Thổ, chủ về cơ (các loại cơ vân, cơ bàng quan), người thiếu tín đức dễ dàng hụt hơi yếu sức, đau bụng, ói mửa, tứ chi mất sức.
Tín đức là nền tảng của 4 đức khác, mang theo trọng trách rất lớn. Một người có sức khỏe tốt, đường đời cũng cũng tốt, nhưng nếu không có tín đức làm cơ sở, thì nhân đức là giả dối, nghĩa đức cũng là giả dối, lễ đức cũng là giả dối, trí đức cũng là không chân thực. Bởi vì không có tín niệm, tín ngưỡng, tín đức chèo chống, thì hết thảy những đức kia đều trở thành trống rỗng.
Nguồn tin: Tinhhoa.net
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự