Xem một vài ý kiến trong bài viết dưới đây để biết thêm về những nguyên tắc giao tiếp bỏ túi này bạn nhé.
Xin lỗi là sự công nhận chúng ta đã làm một điều sai trái – dù đấy là một lời bình phẩm vô tình, một hành động nông nổi hay một cử chỉ không đẹp. Bằng những lời xin lỗi, chúng ta muốn đưa ra thông điệp như sau:
“Mình cảm thấy vô cùng ân hận và giày vò vì việc mình đã làm. Mong bạn hãy tha thứ cho mình!”. Cũng chính vì điều này mà khi xin lỗi, chúng ta thường cảm thấy bản thân quá… “nhỏ nhoi”, thấp bé”, rằng xin lỗi là dấu hiệu của sự yếu đuối, của sự mất quyền lực và để cho nguời khác “nắm đầu”.
Tuy nhiên, một thực tế cho thấy là “nhân vô thập toàn”, không có ai trên cuộc đời này dám vỗ ngực tự hào là mình hoàn hảo cả. Cho nên, việc bạn sẵn lòng nhận lỗi lầm, đối diện thẳng thắn với nó và hành động để đưa mọi việc vào trật tự tốt đẹp như cũ, cho thấy nguồn sức mạnh tinh thần lớn lao và cá tính tuyệt vời của bạn.
Bạn bè (người thân, đồng nghiệp, cha mẹ v.v…) sẽ không đánh giá thấp những nỗ lực của bạn. Ngược lại, họ sẽ đánh giá bạn cao hơn, mở rộng lòng hơn cho sự tha thứ và bỏ lại đằng sau quá khứ những niềm đau, nỗi buồn.
Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, nguyên tắc xin lỗi là cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt, để chứng tỏ sự thiện chí của bạn. Nếu cứ chần chừ biện hộ cho rằng bạn không cần xin lỗi vì chẳng có lỗi chi cả, hoặc bạn sẽ xin lỗi với một số điều kiện từ đối tượng, thì e rằng bạn đang làm vấn đề rắc rối thêm.
Hãy nhớ lại những chi tiết sau đây để bạn hiểu rõ sự cần thiết và khẩn cấp của một lời xin lỗi:
Một số người có tâm hồn nhạy cảm hơn những người khác. Ðiều mà bạn cho là nhỏ nhoi lại có sự tác động rất lớn đến cuộc sống của họ. Hoặc khi đôi bên tranh cãi nhau, ai cũng cố đưa ra những lời nói “nặng ký” nhất để giành chiến thắng, và bạn nghĩ rằng “kẻ kia” phải hạ mình xin lỗi bạn mới đúng.
Vấn đề cần bàn ở đây không phải là việc bạn có chủ ý làm người khác tổn thuơng, thất vọng, đau đớn hay không, mà là việc bạn đã gây ra “tội ác” ấy, dù bạn thật sự “vô tội”. Bằng bất cứ gịá nào, bạn hãy xin lỗi và nói cho người ấy hiểu, rằng bạn không cố ý làm một việc xấu như vậy. Xin lỗi sớm trong trường hợp này chứng tỏ bạn rất dũng cảm và nhanh nhạy, còn hơn là khi bị “dồn đến mức đường cùng” rồi mới tỏ thái độ ân hận muộn màng, thì lời xin lỗi sẽ không còn giá trị lớn nữa.
Biết cách xin lỗi là nét sống lành mạnh của một con nguời có lòng tự trọng và biết chia sẻ với cảm xúc của những người khác. Tuy nhiên, việc lạm dụng từ “xin lỗi” quá thường xuyên sẽ bớt đi nét đẹp vốn có của nó.
Nếu bạn xin lỗi mà cứ tiếp tục phạm sai lầm tuơng tự, người khác sẽ nghi ngờ mức độ thành thật của bạn. Hãy cho từ “xin lỗi” một tác động lớn hơn và kỳ diệu hơn, khi sự tự hoàn thiện bản thân chứng tỏ bạn đã để tâm và trí để cải thiện mối quan hệ theo chiều hướng tốt đẹp.
Nói câu xin lỗi là một bước quan trọng để sửa chữa lại những lỗi lầm mà bạn đã gây ra, đồng thời thể hiện sự khôn khéo trong giao tiếp của bạn. Thế nhưng, phụ thuộc vào mức độ thiện chí của bạn, bạn vẫn có cách hay nhất để xây dựng lại niềm tin và những cảm xúc tốt đẹp giữa đôi bên.
Sau khi đã xin lỗi xong, bạn cần phải biết tha thứ cho bản thân mình trước, bởi vì bạn đã công nhận sai lầm và cố gắng để sống tốt hơn. Hãy rút kinh nghiệm để trở thành một con người mới mẻ hơn, tích cực hơn, khôn ngoan hơn. Nếu không, bạn sẽ phải hối tiếc và lại phải xin lỗi 1001 lần nữa.
Nguồn tin: Sưu tầm
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự