Cổ nhân cho rằng, trên đời có 3 kiểu người nhất định không nên kết giao để tránh hậu quả đáng tiếc:
Thời Xuân Thu, Quản Trọng phụ tá Tề Hoàn Công, giúp nước Tề cường thịnh. Lúc Quản Trọng lâm chung, Tề Hoàn Công tìm đến Quản Trọng để thảo luận về việc tìm người thay thế ông giúp vua cai quản đất nước.
Tề Hoàn Công cho rằng trong triều hiện có ba người là Dịch Nha, Thụ Điêu, Khai Phương đều đối với mình tận tâm và trung thành. Dịch Nha là đầu bếp nấu ăn rất khéo. Trước kia trong lúc nói chuyện, Tề Hoàn Công biết Dịch Nha là đầu bếp lại muốn thăng tiến, mới nói đùa rằng chuyện ăn uống thì món gì ông ta cũng ăn qua, trừ thịt người, có ý đuổi khéo. Không ngờ Dịch Nha lẳng lặng giết con trai để dâng lên Tề Hoàn Công ăn. Sau Tề Hoàn Công biết chuyện Dịch Nha giết con cũng lấy làm kinh hãi, nhưng từ đó lại ấn tượng và có ý dùng Dịch Nha.
Vua Tề giao quyền chính cho Quản Trọng, ngày ngày ở trong cung mà vui cùng các cung phi. Để có thể vào nơi cung cấm gần vua, Thụ Điêu đã tự thiến mình rồi xin vào cung hầu. Khai Phương vốn là công tử nước Vệ, nhưng đã từ bỏ tước vị đến phụng dưỡng Tề Hoàn Công 15 năm liền. Mặc dù biết tin cha mất, Khai Phương cũng không rời xa Tề Hoàn Công về chịu tang cha. Vì vậy, Tề Hoàn Công rất tin tưởng ba người này.
Nhưng ngay khi Tề Hoàn Công đề xuất ba người này, Quản Trọng lại nói: “Một người mà ngay cả bản thân mình và người thân của mình đều không thương yêu thì làm sao có thể thật lòng yêu nước yêu vua được đây? Nhất định phải tránh xa ba kiểu người này.”
Sau khi Quản Trọng mất, Tề Hoàn Công vẫn một mực trọng dụng ba người này. Kết quả, ba người họ được trọng dụng nên mặc sức tác loạn, gây rối triều đình. Cuối cùng, Tề Hoàn Công ở trong cung mà chết đói.
Bởi vậy, cổ nhân cho rằng, người mà lạnh nhạt, thờ ơ với người thân là người trời sinh có ý chí sắt đá, cay nghiệt vô tình, người như vậy nhất định không nên kết giao.
Tằng Tham là nhà tư tưởng, nhà Nho nổi tiếng thời Xuân Thu. Ông là người nước Lỗ, là một trong 72 học trò tài đức của Khổng Tử.
Một lần, vợ của Tằng Tham muốn lên thành phốthị trấn làm việc, nhưng đứa con còn nhỏ của vợ chồng họ khóc một mực đòi đi theo. Vợ của Tằng Tham đành nói: “Con ở nhà chơi ngoan, chờ mẹ về sẽ mổ con lợn của nhà mình cho con ăn.”
Thực ra vợ của Tằng Tham nói câu ấy chỉ là nói đùa để dỗ dành con không đòi đi theo nữa mà thôi. Không ngờ, Tằng Tham ở nhà thực sự đã mổ con lợn ấy. Ông còn nói: “Hôm nay chúng ta nói lời lừa gạt con, ngày mai con sẽ lừa gạt chúng ta, lừa gạt người khác. Hôm nay ở trước mặt con mà chúng ta không giữ lời thì ngày mai con sẽ không tin tưởng chúng ta nữa. Tai họa về sau sẽ là vô cùng lớn!”
Khổng Tử giảng: “Nhân nhi vô tín, bất tri kì khả dã”, ý nói người không có chữ tín thì chẳng làm gì nên việc. Người quân tử nói lời nhất định sẽ giữ lời, làm việc tất sẽ có kết quả.
Cho nên, trong cuộc sống hàng ngày, nếu không thể giữ được lời thì không nên dễ dàng hứa hẹn với người khác. Nếu một người luôn hứa hẹn rồi không làm được thì sẽ gieo tiếng ác không giữ lời. Từ đó về sau người ấy sẽ vĩnh viễn mất lòng tin ở người khác, không còn ai dám tín nhiệm họ.
Người không giữ lời cũng là người vô trách nhiệm, kiểu người như vậy không nên kết giao.
Tăng Quốc Phiên từng nói: “Dữ hảo lợi nhân cộng sự, kỷ tất thụ luy”, ý nói nếu hợp tác, kết giao cùng người chỉ mưu cầu lợi thì bản thân sẽ bị liên lụy, hao sức.
Trong xã hội của chúng ta luôn có rất nhiều người chỉ mưu cầu hưởng lợi cho bản thân mình. Trong tâm họ vĩnh viễn coi trọng lợi ích, luôn muốn lợi dụng người khác, sẵn sàng vì lợi ích mà bán đứng bạn bè và người thân.
Trong cuộc sống, nếu cùng người như vậy kết giao, nhẹ thì bạn sẽ luôn là người bị họ bòn rút, lợi dụng, nặng thì bạn có thể trở thành “vật thế thân” khi họ gặp nguy hiểm. Đương nhiên, họ cũng sẽ trả công cho bạn. Nhưng phần mà họ trả ra luôn chiếm một phần rất nhỏ so với lợi ích mà họ thu được. Cho nên, người như thế, đương nhiên không thể kết giao.
Nguồn tin: Kienthuc.net.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự