Câu chuyện thứ nhất
Bào Thúc Nha thời Xuân Thu vốn nổi tiếng là người không bao giờ chiếm đoạt lợi ích của người khác, ông đối đãi với mọi người rất nhân hậu.
Khi ấy ông làm ăn chung với người bạn thân Quản Trọng, nhưng Quản Trọng lại thường lấy nhiều tiền hơn về phần mình. Ai cũng lên tiếng nhắc nhở Thúc Nha, nhưng ông không hề so đo tính toán, còn nói gia cảnh bạn mình khó khăn nên ông thông cảm cho hoàn cảnh của Quản Trọng.
Câu chuyện thứ hai
Một câu chuyện khác kể rằng, có một lần Hán Quang Vũ đế ban cho quần thần quan lại vài con dê được tiến cống, yêu cầu mỗi người chỉ được lấy một con. Vị quan phụ trách chia dê thấy đám dê có con lớn con nhỏ bất đồng, không biết phải chia thế nào mới vẹn toàn.
Rất nhiều đại thần vì muốn nhận được con dê to béo mà tranh cãi không ngừng. Thậm chí có người còn đưa ra ý kiến giết thịt toàn bộ chỗ dê đó rồi trộn đều thịt dê béo dê gầy vào chia ra.
Một vị quan có học thức cao trong triều đình khi ấy tên là Chân Vũ cảm thấy phải giết dê để phân thịt là chuyện vô cùng mất mặt, ông quyết định tự mình dắt đi một con dê gầy nhất trong đàn.
Thấy cách làm của Chân Vũ, những người khác e dè không tiện dắt đi chú dê mập nhất. Vì thế, mọi người dù không muốn nhưng cũng chỉ đành mỗi người dắt đi một con dê nhỏ và không dị nghị gì nữa.
Chuyện này về sau truyền đến tai Hán Quang Vũ đế, Chân Vũ cũng được ca ngợi là "tiến sĩ dê gầy" từ đó.
Sau này, dưới sự tiến cử của quần thần, Chân Vũ nhờ tiếng lành làm người trung hậu, thái độ khiêm nhường nên đã trở thành thầy giáo của Thái Tử.
Bài học rút ra:
Người nhân hậu ắt có phúc báo tức là người sẽ không bao giờ chiếm lợi của người khác, dù trong hoàn cảnh bản thân có thể bị thua thiệt thì họ cũng đều sống rất minh bạch, tiêu diêu tự tại.
Nguồn Sống đẹp
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự