Những thú vui tao nhã giúp bạn an nhiên giữa xã hội ồn ào náo nhiệt

Thứ ba - 26/02/2019 04:07
Trong thế giới hối hả hiện nay, có vô vàn cách thức để con người có thể tĩnh tâm. Có người đi vào rừng sâu và lắng nghe tiếng gió trên núi cao, có người ngồi uống trà thưởng nguyệt để tâm lắng lại. Những thú vui tao nhã dưới đây, nếu bạn hiểu được ắt sẽ an yên giữa cuộc đời này.
Những thú vui tao nhã giúp bạn an nhiên giữa xã hội ồn ào náo nhiệt

Đốt một nén nhang thơm, lòng sẽ thấy bình yên

Đốt nhang để thờ cúng Thần Phật, cúng trời đất, từ xưa đến nay đã là một phương pháp khiến con người có cảm giác an nhiên. Người xưa đọc sách của Thánh nhân, thường lấy nhang để cúng bái Thánh nhân, kèm theo một nén nhang thơm, trong lòng cảm thấy thanh tịnh. Thành tâm đọc sách Thánh nhân, học tập được nhiều kết quả.

Có người thích đốt một nén nhang trước khi bày bàn trà, khiến tâm hồn có thể nhanh chóng có cảm giác thanh tịnh, bởi vì tâm tịnh thì mới có thể cảm nhận được mùi vị thực sự của trà.

Dâng hương thì phải hiểu tại sao bản thân dâng hương, thành tâm cúng Thần Phật, cúng trời đất, không ham muốn dục vọng, Thần Phật tự khắc phù hộ, tự khắc có thể bình tĩnh an tường.

Nếu như vì mưu cầu dục vọng mà dâng hương, dục vọng trong lòng khiến tâm chấp niệm rất nặng, khó có thể có được cảm giác yên bình.

Đàn là khí cụ của Thánh hiền, quân tử

Cuốn “Cầm Luận” đời Tống có viết: “Học đàn như tham thiền, tháng năm ma luyện, bỗng chốc tỉnh ngộ thì không còn gì không thông đạt, tung hoành diệu dụng, thưởng thức một lần mà dư âm còn mãi”.

Lý Chí đời Minh cũng nói rằng: “Cái đạo của âm nhạc có thể thông với thiền”. Nói đến cuộc sống âm nhạc của người xưa, người ta nhớ đến “Trúc lâm thất hiền” thời Ngụy Tấn, họ đề cao đạo giáo Lão Tử, Trang Tử, thường tụ họp trong rừng trúc, thường uống rượu ngâm thơ trong tiếng trúc lay chim hót, hưởng thụ một cuộc sống đầy âm nhạc và thi vị.

Kê Khang ‘đại cầm gia’ thời Ngụy Tấn trong “Dưỡng sinh luận” đã nói: “Mùa hè nóng nực, phải điều hòa hơi thở, khiến cho tâm trạng an yên, trong tâm niệm phải luôn nghĩ rằng trong lòng như đang có băng tuyết, như vậy mới không cảm nhận được cái nóng của mùa hè”. Cái gọi là “tâm an tĩnh tự nhiên sẽ thấy mát” là một phương pháp dưỡng sinh để điều dưỡng tinh thần trong mùa hè.

Dùng âm nhạc cũng như dùng thuốc, âm nhạc có thể khiến cho cơ thể và tinh thần được thư thái, lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch, giống như thuốc trị liệu, có thể điều trị cho cơ thể. Có thể khiến con người trong những ngày hè nóng bức, tĩnh tâm, dưỡng khí, tự nhiên thấy mát lạnh.

Âm nhạc an tĩnh và tao nhã có thể nuôi dưỡng tình cảm, trong cuộc sống, có thể chơi một khúc nhạc là cách tốt nhất để tu dưỡng tinh thần và tâm tính. Xã hội hiện đại ngày nay có những dòng âm nhạc điên cuồng, thứ âm nhạc đó có thể khiến người ta điên loạn, mê muội, mọi người tốt nhất nên tránh xa.

Chơi cờ không thú bằng xem chơi cờ, vì người xem không có cái tâm được mất

1
Chơi cờ không thú bằng xem chơi cờ, vì người xem không có cái tâm được mất. (Ảnh: Internet)

Thời cổ đại, người có địa vị học thức, dùng việc đánh cờ để tiêu khiển giải trí, đồng thời rèn luyện năng lực suy xét toàn diện của mình, tăng cường khả năng mưu lược, vì vậy trong các tiệm trà trên phố xá sầm uất, thường có những người rảnh rỗi ngồi chơi cờ để tiêu khiển.

Lý Ngư có viết trong “Nhàn tình ngẫu ký”: “Chơi cờ không thú bằng xem chơi cờ, vì người xem không có cái tâm được mất”. Nhưng người xem đánh cờ cũng có chỗ khó chịu, xem chơi cờ mà không được nói là một nỗi khổ. Cổ họng cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, chỉ muốn nói ra cho thỏa lòng.

Có sách thực sự là phú quý, bình yên vô sự là tiểu Thần Tiên

Người xưa có câu: “Hữu thư chân phú quý, vô sự tiểu Thần Tiên”, ý rằng có sách thực sự là phú quý, bình yên vô sự là tiểu Thần Tiên. Văn nhân đọc sách thánh hiền, có thể bì với bậc chân nhân thượng giới, tiên phúc vô biên.

Kim Thánh Thán từng nói: “Áo hồng hương ngát, an nhà đọc sách, đó là việc vui thích lớn trong đời”. Người xưa đã thấy được đại đạo nhân sinh, coi thanh tâm, hàm dưỡng là sự hoàn mỹ lớn nhất của đời người.

Cổ nhân nói: “Khí chất con người là do Trời sinh, vốn khó thay đổi, chỉ đọc sách mới có thể thay đổi được khí chất”. Lại nói: “Chúng ta những người đọc sách chỉ có hai việc, một là việc thăng tiến đạo đức, việc nữa là tu luyện thành tựu sự nghiệp”.

Xã hội ngày nay, sách vở hỗn tạp, thậm chí sách xấu nhiều, sách tốt ít, người đọc sách phải biết lựa chọn. Sách tốt dạy con người hướng thiện, dạy con người trí tuệ, dạy con người bản lĩnh, khiến con người có thể đứng vững trong xã hội, làm việc có ích cho xã hội, và đem lại hạnh phúc cho bản thân.

Thưởng họa, con người và sự vật sống hài hòa giữa đất trời và tự nhiên

Thưởng họa khiến tâm tình đắm chìm trong bầu không khí nghệ thuật của người được soi sáng, khiến con đường tri thức trong cuộc sống được rộng mở, tinh thần vui vẻ thoải mái, đó chính là “liệu pháp tinh thần” của tâm bệnh.

Thưởng họa xưa nay là một loại thưởng thức hưởng thụ cao nhã, có thể nuôi dưỡng tính tình, khiến cơ thể tinh thần khoan khoái. Nếu nói thưởng họa như liều thuốc tốt, thì e rằng sẽ khiến mọi người khó tin. Kỳ thực, thưởng thức tranh để trị bệnh xưa nay đều có.

Vương Ma Cật đời Đường có thơ rằng: “Xa xem núi non biếc, gần nghe nước suối reo. Xuân đi hoa còn nở, người đến chim vẫn ca”. Người xưa vẽ tranh, một cây bút, một tờ giấy, tung hoành thỏa sức, ý họa tràn trề. Người xưa vẽ tranh, đều có ý tứ sâu xa, suy tư rồi hạ bút, không nét nào là không có chủ ý.

Thưởng thức tranh cổ khiến con người yên tĩnh để tập trung theo đổi chí hướng. Con người, sự vật sống hài hòa giữa trời đất tự nhiên, không ham mê dục vọng, tâm trạng hòa nhã, giống như hòa vào trong bức tranh.

Xã hội ngày nay, con người lựa chọn đạo đức truyền thống là điều rất quan trọng, vì đạo đức truyền thống có thể khiến con người bình an hạnh phúc.

Thưởng hoa, không hiểu sự thi vị của hoa, thì khó đạt được cảnh giới cao nhã

1
Người ta thưởng thức hoa, không phải chỉ thưởng thức cái đẹp tự nhiên của chúng như hương, sắc, dáng vẻ… mà là tổng hợp toàn bộ cảm xúc của bản thân đối với hoa… (Ảnh từ vipliner)

Hoa khó kiếm như cánh chim nhạn trở về trong bóng hoàng hôn mờ khói. Cỏ lau trắng muốt, gửi mộng bay tới chân trời. Trong nhiều tác phẩm nghệ thuật, hoa là đề tài then chốt. Các khúc nhạc cổ có “Xuân giang hoa nguyệt dạ”, “Mai hoa tam lộng”, “Ngọc thụ hậu đình hoa”…

Các bài thơ ca, hội họa lấy hoa làm đề tài thì nhiều vô kể, đến cả các hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như thêu thùa, gốm sứ… thì hoa văn hoa cỏ cũng là những chi tiết trang trí quan trọng.

Người ta thưởng thức hoa, không phải chỉ thưởng thức cái đẹp tự nhiên của chúng như hương, sắc, dáng vẻ… mà là tổng hợp toàn bộ cảm xúc của bản thân đối với hoa, trao cho chúng phong độ và phẩm cách. Từ xưa đã có câu: “Không hiểu sự thi vị của hoa, khó đạt được cảnh giới cao nhã”.

Người thích lan, yêu lan cao nhã thoát tục; người thích cúc, yêu cúc một mình đứng trong thu lạnh; người thích sen, yêu sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn; người thích mai, yêu mai chống chọi tuyết sương giá lạnh.

Đêm đông khách tới trà thay rượu, lò trúc nước sôi lửa đượm hồng

Người xưa uống trà, coi trọng một chữ “Phẩm”. “Phẩm trà” không những phân biệt trà ngon dở, mà còn có mang theo tâm tư xa xăm và thưởng thức sự thi vị khi uống trà.

Chọn nơi thanh nhã yên tĩnh, pha một ấm trà nồng, tự châm tự ẩm, gột sạch phiền não, khiến tinh thần phấn chấn, có thể nhấp từng ngụm nhỏ, thưởng thức sự tinh tế của trà.

Trà không phân giàu nghèo, cũng không phân biệt sang hèn, có thể đơn giản mộc mạc, cũng có thể đường hoàng tinh tế, rất thông tục cũng rất nho nhã, bao gồm cả những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống thường nhật.

Dùng trà giải khát thanh tâm, trà còn dùng để soi tỏ bản tính tu hành, biểu đạt thái độ khác nhau của mỗi người đối với trà. Thật ra cảnh giới mỗi người mỗi khác, không nói đến phân biệt cao thấp, mà mỗi người khi thưởng trà đều có những đòi hỏi và gửi gắm riêng của mình, có đắc đạo hay không, hoàn toàn dựa vào ngộ tính.

Thưởng nguyệt, ước hẹn cùng trăng

Trong văn hóa truyền thống, hình ảnh ánh trăng luôn luôn là phương tiện truyền đạt tư tưởng tình cảm của nhân loại, ánh trăng có ý nghĩa vô cùng phong phú.

Trong nhiều thơ ca vịnh trăng, thi nhân đem trăng hòa vào tư tưởng tình cảm trong lòng, đồng thời khiến trăng và tư tưởng tình cảm trong lòng chiếu rọi lẫn nhau, từ đó sáng tạo ra rất nhiều quan điểm nghệ thuật ưu mỹ, đưa chất lượng văn học, nội hàm tư tưởng trong các bài thơ và trình độ nghệ thuật lên tầm cao nhất.

Nơi đô thị ồn ào náo nhiệt rất cần được tô điểm bởi những thứ thanh nhã này. Chúng ta thử tĩnh tâm lại, học người xưa thắp hương, thưởng trà, đợi trăng, thư pháp.

Đợi trăng, là đêm đến có hẹn với trăng, tắm mình dưới ánh trăng, tận hưởng cảnh sắc thơ mộng này, tâm tình cũng dịu êm như nước.

Ngao du sơn thủy, kiếm tìm cảnh đẹp thanh nhã

1
Thử tưởng tượng một buổi sáng trong lành, chậm rãi đi dạo bên ngoài ngôi chùa cổ kính, mặt trời vừa nhô lên chiếu sáng khắp núi rừng. (Ảnh từ songohan)

Người phương Đông du sơn ngoạn thủy, không mang khát vọng chinh phục như người phương Tây, mà là thưởng thức vẻ đẹp tiềm ẩn, xa xăm u mịch, thâm sâu khó lường của non nước.

Thử tưởng tượng một buổi sáng trong lành, chậm rãi đi dạo bên ngoài ngôi chùa cổ kính, mặt trời vừa nhô lên chiếu sáng khắp núi rừng. Con đường nhỏ quanh co khúc khuỷu, dẫn đến một nơi u tĩnh, nơi các tăng lữ tụng kinh lễ Phật thấp thoáng trong rừng cây hoa lá. Sắc núi tinh khôi, đổ bóng xuống hồ sâu, xóa sạch mọi tục niệm trong lòng.

Thứ mà thiên nhiên vĩnh viễn có, chính là cái tự do thuận theo đạo lý. So với cõi hồng trần ồn ào không dứt, thiên nhiên bao la tĩnh lặng lúc nào cũng làm yên lòng người. Vứt bỏ hồng trần, lặng im hòa mình vào thiên nhiên, đó chính là cái lãng mạn khi kiếm tìm nơi u mịch.

Người xưa coi trọng chấn chỉnh sửa đổi bản thân, nuôi dưỡng tính cách, cùng tắc độc thiện kỳ thân. Bần cùng giữ được mình, thành đạt thì tạo phúc cho thiên hạ. Vừa có chủ nghĩa lý tưởng nhập thế, lại có tâm cảnh xuất thế khoáng đạt.

Thanh mai tri kỷ cùng ủ chén rượu đầy, khi say tấm lòng rộng mở, nhạt hay nồng đều thỏa lòng nhau

Cổ ngữ nói: “Uống rượu, đó cũng là học vấn, chẳng phải chuyện ăn nhậu”, và cũng nói rằng: “Khi say càn khôn lớn, bầu rượu tháng ngày dài“. Ta có một bầu rượu, đủ để an ủi mình trong chốn phong trần, đây chính là cái lãng mạn của uống rượu.

Người khôn ngoan xưa nay phần nhiều là trong cảnh giới say bí tỉ mới nhận thức được thế giới, thấu hiểu nhân sinh, tu luyện tích cách của bản thân. Rượu là một loại văn hóa, uống rượu theo đuổi nghệ thuật, không thể uống bừa.

Sách “Thượng thư tửu cáo” có viết “Không uống rượu thường xuyên”, “Cấm uống rượu quá độ”. Trăng thanh gió mát, mưa bụi tuyết bay, hoa nở đầy sân, rượu vừa ủ tới, đều là những khoảnh khắc đẹp để uống rượu.

Phong nhã bắt nguồn từ nội tâm yên tĩnh, không ham danh lợi, lui mình khỏi bộn bề tất bật, ở nơi tạp niệm rối ren, lưu lại một không gian nhàn nhã thư thái. Trong thơ Tô Đông Pha viết: “Non sông trăng với gió, vốn chẳng thể trường tồn, người nhàn đích thị ấy chủ nhân”.

Nếu không có cái tâm nhàn nhã, thì nào có thể thanh tao?

Nguồn tin: Tinhhoa.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây