Tháng bảy trời Tây Nguyên mưa nhiều hơn. Tôi đến nhà Phật Tử Tâm Hiền – Nguyễn Ngọc Nhất, một cựu huynh trưởng của GĐPT, được biết quê hương Tâm Hiền ở xã Phổ Ninh, Đức Phổ, Quảng Ngãi.
Tâm Hiền tâm sự quê hương anh có ngôi Chùa nhỏ trong làng. Ngôi chùa gắn bó với tuổi thơ và gia đình, từ nhỏ được bố mẹ dắt đến Chùa, lễ Phật và quy y Tam Bảo, được Hòa Thượng Thích Giải An đặt Pháp danh là Tâm Hiền. Điều mừng nhất là trong đại gia đình ( 3 nam – 2 nữ) các anh em được bố mẹ hướng dẫn quy y Phật từ nhỏ và sự hướng dẫn dạy bảo của thầy vì trong gia đình xem thầy như người cha thứ hai của gia đình.
Thời điểm đó, kinh tế gia đình khó khăn ba mẹ anh đành bỏ lại quê hương dẫn dắt con cái lên mảnh đất Buôn Hồ lập nghiệp theo bà con di dân. Mới đó mà đã ở mảnh đất đỏ Ba zan này được hơn 50 năm.
Nhớ lại thời đó, quê hương nghèo khó chiến tranh khốc liệt khi rời bỏ quê hương ra đi lập nghiệp, ba mẹ anh chỉ mang theo vài bộ quần áo. Điều anh em Tâm Hiền nhớ nhất là ba mẹ lấy phái quy y của cả gia đình, tượng Phật và bàn thờ Gia Tiên gói lại cẩn thận một cách trang nghiêm mang theo.
Những ngày đầu tiên ở mảnh đất Buôn Hồ chỉ lập được một căn lều nhỏ nhưng bàn thờ Phật và Gia tiên vẫn được đặt nơi chỗ trang nghiêm nhất của căn lều và làm lễ an vị để tỏ lòng khiêm hạ đối với Tam Bảo và Tổ tiên ông bà.
Ngày ngày bố mẹ vẫn không quên giữ hơi ấm bàn thờ với khói hương và ngọn đèn nhỏ sau bữa ăn chiều. Hàng đêm cha thường kể cho anh em Tâm Hiền nghe những câu chuyện về Đức Phật và truyền thống gia đình Tổ tiên ông bà.
Cha anh dạy rằng: “Tổ tiên ông bà chúng ta theo Phật và thờ tổ tiên ông bà thì đi đâu hay sau này các con có gia đình, có con, có cháu,..cũng phải giữ gìn bản sắc này”.
Lời dạy của cha làm sao quên được, mới đó cũng hơn 50 năm trôi qua, Tâm Hiền cũng đã con đống cháu đàn, nhớ lời cha dặn anh em Tâm Hiền luôn hướng dẫn các con cháu về chùa quy y Phật và phụng sự Tam Bảo, nhờ vậy mà các con của anh đứa nào cũng học hành thông minh, ngoan hiền vâng lời ba mẹ.
Nhớ lại hồi đó, Tâm Hiền cũng đã từng làm đoàn trưởng, liên đoàn trưởng nam GĐPT tại Chùa An Lạc đến khi lớn tuổi các bác và Phật tử mời lên làm Ban Đại diện.
Nhớ lời cha dặn nên Tâm Hiền thường để ý các con của mình. Động viên nhắc nhở đi sinh hoạt GĐPT để tìm hiểu giáo lý Phật Đà, hầu mong tiếp nối truyền thống gia đình.
Giờ đây, nhìn lại mình đã 72 tuổi nhưng anh em Tâm Hiền còn diễm phúc là đang còn mẹ, người đã tận tụy lo cho họ từng bài hoc để khôn lớn nên người.
Mỗi mùa Vu lan đến, Tâm Hiền thấy mình hạnh phúc và tự hào khi còn mẹ. Là ngươi con Phật sự hiếu hạnh phải đặt lên hàng đầu và trong những ngày đầu tháng 7 trong ngôi nhà nhỏ con cháu tâp trung đông hơn.
Phật dạy: “Gặp thời không có Phật kính thờ cha mẹ như Phật tại thế”. Dù cha đã theo tổ tiên ông bà về cõi Phật nhưng gia đình Tâm Hiền còn có mẹ. “Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi. Khó đi mẹ dắt con đi con đi trường học Mẹ đi trường đời”. Mùa hiếu hạnh Vu lan đã trở về, ai ai cũng thổn thức, lòng nhớ mẹ thương cha.
Phật tử Tâm La – Lê Thị Ba sinh năm 1920 là mẹ của Tâm Hiền – Nguyễn Ngọc Nhất. Được biết bà cụ ngã bệnh hơn mười năm. Đều đặc biệt ở đây là sự chăm sóc của các người con của cụ chu đáo và tận tình, khi nào cũng có người ở bên cụ.
Tôi tìm hiểu thì được biết: vì cuộc sống dù khó khăn nhưng từ tận sâu thẳm trong lòng của mỗi người, họ thầm cảm ơn cuộc đời có Mẹ để yêu thương. Các người con của cụ đều cố sắp xếp công việc để có người bênh cạnh người me yêu thương của mình, và hiện nay cụ đang sống cùng tiểu gia đình người con út của cụ là Nhuận Cảnh – Nguyễn Quang Cân, con dâu là Nhuận Từ – Bạch Thị Thơ và các cháu, chắt nội.
Hằng đêm các người con trong gia đình đều tập trung niệm Phật hồi hướng công đức cho thân mẫu.
Nơi thờ phụng của gia đình Phật Tử Tâm Hiền – Nguyễn Ngọc Nhất
Cụ Tâm La – Lê Thị Ba đang niệm Phật
Các chắt nội của cụ Tâm La – Lê Thị Ba
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự