Ở chùa Đình quán hay có khóa tu cho sinh viên
các trường đại học. Thử tìm hiểu xem quý Thầy, đại chúng và các
bạn Về Nguồn đã làm gì để thu hút các bạn trẻ?
Không để mất thì giờ vào chuyện hình thức
Trong khóa tu, chúng ta có thể ngồi lại để quán chiếu và nhìn sâu,ta
thấy được tình trạng của chúng ta và tìm ra những biện pháp, những
pháp môn có thể làm dạy nên sức sống đó, tức là bất cứ cái gì
chúng ta làm trong sinh hoạt của khóa tu đều phải có tác dụng nuôi
dưỡng và trị liệu.
Ăn cơm cũng vậy, ăn cơm như thế nào mà trong khi
ăn ta được nuôi dưỡng và trị liệu. Giờ sinh hoạt tập thể ca hát “quay
một vòng hát mà chơi” cũng vậy, sinh hoạt như thế nào mà trong thời
gian đó có tính cách nuôi dưỡng và trị liệu.
Nghe Phật pháp cũng vậy, nghe giảng Phật pháp
như thế nào mà trong thời gian nghe những hạt giống nuôi dưỡng và trị
liệu được tưới tẩm. Càng nghe ta càng thấy rõ con người của ta.
Khi ta dạy giáo lý cho các em thì thời gian dạy
giáo lý đó không phải để cho các em thâu nhập một mớ ý niệm, một
mớ lý thuyết, mà giáo lý đó phải là cái mà các em có thể đem ra
áp dụng trong sinh hoạt của đoàn, trong khi ăn, trong khi ngồi, khi chơi,
trong khi rửa bát để có nhiều lợi lạc.
Chúng ta ai mà không phải rửa bát? Nhưng rửa
bát như thế nào để có hạnh phúc? Chúng ta ai mà không đi rửa tay?
Nhưng rửa tay như thế nào mà trong giây phút đó có sự sống có sự
tỉnh thức.
Đó là bổn phận của chúng ta, chúng ta phải
học phải áp dụng điều học được vào đời sống của chúng ta. Và khi
ta đã có yếu tố của sự nuôi dưỡng và trị liệu rồi thì chắc chắn
ta sẽ thành công.
Ta biết rằng nếu ta có thể điều phục những
giận hờn bực bội, lo âu, thất vọng của ta thì ta mới có kinh nghiệm
và khả năng để giúp cho các em trong đoàn làm được chuyện đó.
Nếu ta học được phương pháp để có thể tái lập
được sự truyền thông giữa ta và người thân, thì chắc chắn ta có thể
giúp được cho mọi người.
Vì vậy không nên mất thì giờ vào chuyện hình thức, cần biết sử dụng thời giờ của mình một cách khôn khéo để cho tất cả mọi giây phút, mọi giờ sinh hoạt đều đem lại cho ta yếu tố của sự nuôi dưỡng và trị liệu.
Đáp ứng nhu yếu của tuổi trẻ
Bạn trẻ đến chùa, mong muốn đến nữa có nghĩa là đã tìm được câu
giải đáp cho mình, còn ít đến hay không đến nữa thì sao?
Có phải như vậy vì các bạn đã không nhận được
những thức ăn nuôi dưỡng cần thiết và có khả năng trị liệu những
thương tích trong các em. Vậy phải làm sao?
Chúng ta phải ngồi lại, chúng ta phải quán
chiếu, chúng ta phải đặt câu hỏi tại sao? Trong sinh hoạt chúng ta có
những trò chơi, chúng ta có những bài hát, chúng ta có sự họp mặt
thường xuyên, chúng ta có làm lễ, có tụng kinh, có học giáo lý mà
tại sao các bạn lại ít đến? Các bạn không cần tới những sinh hoạt
đó sao?
Nếu chúng ta ngồi chung với nhau để quán chiếu
thì chúng ta sẽ tìm ra nhiều nguyên do. Ví dụ như chuyện tụng kinh:
nếu chúng ta tụng những kinh mà các em không hiểu, không áp dụng
được vào trong đời sống hàng ngày, không có khả năng nuôi dưỡng và
trị liệu.
Người quan sát có cảm tưởng là chúng ta như duy
trì một hình ảnh đẹp của quá khứ vang bóng một thời, trong nội dung
sinh hoạt cũng không có sinh khí thật sự, không có chất lượng thật
sự, vì vậy các bạn chỉ ở một thời gian rồi thôi...
Nhưng ở chùa Đình quán các bạn đã được thực
tập theo nhu cầu của chính mình, cũng có bạn lúc đầu không thích
nhưng đến khi chia tay lại muốn có khóa tu để tiếp tục đến, hay có
bạn lại muốn kéo dài khóa tu.
Đã có một số bạn ở khóa tu lại có dự định
xuất gia, nếu các bạn đã tiếp nhận được những hạt giống của chính
pháp và hạt giống đó lớn lên theo thời gian thì như vậy là phương
hướng học tập của các bạn trong khóa tu thực sự có lợi ích, hữu
hiện và thực tiễn, đáp ứng được nhu yếu của tuổi trẻ đó là nhu
yếu được nuôi dưỡng niềm vui; nuôi dưỡng tình thương, nuôi dưỡng hạnh phúc.
Nhu yếu được trị liệu là nhu yếu được chia sẻ
nỗi buồn, những thương tích trong đời sống gia đình và xã hội một
cách chân thành và được lắng nghe trong yêu thương tôn trọng.
Sống đơn giản và lành mạnh hướng đi
Chúng ta là những người trẻ thực tập theo con đường của Phật, chúng
ta phải biết rằng chúng ta có thể sống hạnh phúc như những người
trẻ mà chúng ta không cần phải chạy đuổi theo đối tượng của những
sự thèm khát là danh vọng, sắc dục, sự giàu sang...( tài,sắc, danh,
thực, thụy).
Vậy thì những Phật tử gồm những người trẻ phải có sứ mạng chứng tỏ cho quần chúng biết, cho xã hội biết rằng chúng ta có thể sống hạnh phúc với một đời sống rất lành mạnh giản dị một đời sống nhẹ nhàng thanh thoát thoải mái, đó là phương hướng mà Đức Thế Tôn đã dạy.
Cách đem đến cho các bạn trẻ hiểu đạo Phật có rất nhiều với chùa
Đình Quán cũng là một cách mà nhiều bạn trẻ đã hưởng ứng.
Cụ thể ngày 9 tháng 1 năm 2011 vừa qua chùa lại
tổ chức một ngày học thiền cho các bạn sinh viên của 6 trường đại
học mà trường ĐH Công nghiệp Hà Nội là khởi điểm đại diện và dưới
đây là hình ảnh của khóa tu:
Nguồn tin: Chùa Đình Quán
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự