NSƯT Thanh Kim Huệ: Khi làm Phật tử rồi, tôi thấy mọi thứ chỉ là giả danh thôi

Chủ nhật - 16/08/2020 23:01
Khi làm Phật tử rồi, tôi thấy mọi thứ chỉ là giả danh thôi, nổi tiếng cũng là một giả danh. Tôi cố gắng không để cái tôi lấn áp. Nhờ đó, tự ái biến mất, không còn lòng ganh tị. Trong gia đình, tôi cố gắng trở thành người con có hiếu. Ngoài xã hội, tôi nỗ lực làm công dân tốt.
Nghệ sĩ ưu tú Thanh Kim Huệ tên thật là Bùi Thị Huệ, sinh năm 1955 tại TPHCM.
Nghệ sĩ ưu tú Thanh Kim Huệ tên thật là Bùi Thị Huệ, sinh năm 1955 tại TPHCM.

PV: Chị quy y được bao lâu?

- Khoảng năm 16 tuổi, đã tôi quy y. Pháp danh của tôi là Diệu Định. Thầy Bổn sư là Hòa thượng Huệ Thới ở chùa Ấn Quang. Thầy đã viên tịch lâu rồi.

PV: Là một nghệ sĩ Phật tử rất thành công trong sự nghiệp, xin chị cho biết nhân duyên nào đưa chị đến với đạo Phật?

- Một hôm, tình cờ đi chung trong đoàn, có nhạc sĩ Tôn B đưa cho tôi quyển “Kinh Địa Tạng”, bảo hay lắm. Tôi bắt đầu đọc và rất xúc động khi Kinh mô tả về cảnh nhạc trời, mà tôi vốn rất thích. Tôi thấy sao giống như những gì mà mình đã từng nghe nhạc trỗi lên rất hay. Kể từ đó, tôi bắt đầu nghiên cứu giáo lý của đức Phật.

PV: Chị định nghĩa đạo Phật như thế nào?

- Hồi nhỏ theo đạo Phật, tôi hiểu đạo Phật từ gốc độ tín ngưỡng là chính, suốt ngày chỉ vọng cầu bên ngoài. Đến khi lớn lên, tôi tìm hiểu, nghiên cứu Phật pháp nên có cái nhìn sâu sắc hơn. Theo tôi, đạo Phật dạy những điều rất thực tiễn, hễ sống với nó ta được hạnh phúc và an vui, bây giờ và tại đây, không ở đâu xa xôi cả. Cõi Phật cũng đâu ở đâu xa, ở ngay trước mặt ta thôi. Phật ở trong tâm. Tất cả cảnh giới đều có ở trong tâm cả. Khi có chánh niệm và an lạc, ở đâu cũng là Tịnh độ. Hãy xây dựng một Tịnh độ ngay đây cho mình, bằng chất liệu chánh niệm và giác ngộ.

PV: Theo chị, giá trị thực tiễn của đạo Phật là gì?

- Tôi tin vào khoa học và đạo Phật. Đạo Phật dạy ta sống tốt trong từng phút giây hiện tại, không vọng tưởng đâu xa. Hiểu được đạo Phật rồi thì hành xử luôn đúng mực.

Tôi áp dụng Thiền - Tịnh song tu và thấy có kết quả nhanh chóng. Tôi nghe nhiều vị giảng sư thuyết pháp, nhưng thích nhất vẫn là pháp thoại của Thầy Nhật Từ, gần gũi với lời Phật trong kinh và lại rất thực tế, giúp người nghe trở về thực tại, chứ không đi xa vời, mông lung. Giá trị của đạo Phật là thiết thực hiện tại, đến để mà thấy, an lạc ngay sau thực tập. Khi tâm đã thiện, ta có được bình an, có tinh thần giúp đỡ mọi người, đạt được kết quả hạnh phúc, không phải chờ kiếp sau.

PV: Việc làm đệ tử Phật đã giúp ích gì cho cuộc sống của chị?

- Dĩ nhiên Phật pháp giúp đời tôi rất nhiều. Lúc nhỏ, tôi tật xấu nào cũng có (cười) mà không biết là xấu. Khi học Phật rồi, tôi nhận ra và buông bỏ, cố gắng sống bình an, thư thái. Tôi đơn cử về cơn giận. Tôi tập buông cơn giận, mỗi ngày tập một chút. Trước đây, phải mất cả tháng mới hết giận, bây giờ chỉ còn một ngày, một giờ và cuối cùng không giận ai nữa hết. Khi cơn giận vừa khởi lên là diệt liền. Các tính cách tiêu cực khác, nhờ học Phật tôi chuyển hóa rất nhiều. Tôi thực tập thiền định mỗi ngày, thấy hiệu quả và hạnh phúc hơn.

PV: Từ khi đến với đạo Phật, chị cảm nhận được điều gì từ thay đổi trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật của chị không?

- Có chứ. Trước đây, tôi chỉ sống cho riêng mình. Đụng đến cái “tôi” của mình là không được. Là nghệ sĩ nổi tiếng, tôi dễ sân si lắm. Phần lớn người nổi tiếng đều có cảm giác đó hết. Khi làm Phật tử rồi, tôi thấy mọi thứ chỉ là giả danh thôi, nổi tiếng cũng là một giả danh. Tôi cố gắng không để cái tôi lấn áp. Nhờ đó, tự ái biến mất, không còn lòng ganh tị. Trong gia đình, tôi cố gắng trở thành người con có hiếu. Ngoài xã hội, tôi nỗ lực làm công dân tốt. Tôi tự nhũ, dù làm nghề gì cũng phải hết lòng với nghề. Ở cương vị nào cũng phải sống chân chính. Thấy được Phật pháp như có được cái phao vượt qua đau khổ.

Đức Phật dạy ta nhiều điều nhưng chung quy là một chữ Tâm, tức là tấm lòng. Chữ Tâm trong đạo Phật là chữ quan trọng nhất. Khi làm nghề gì hay đối xử với ai thì bằng cả tấm lòng. Là một nghệ sĩ Phật tử, bước lên sân khấu, tôi luôn hát hết mình.

Đức Phật dạy ta nhiều điều nhưng chung quy là một chữ Tâm, tức là tấm lòng. Chữ Tâm trong đạo Phật là chữ quan trọng nhất. Khi làm nghề gì hay đối xử với ai thì bằng cả tấm lòng. Là một nghệ sĩ Phật tử, bước lên sân khấu, tôi luôn hát hết mình.

PV: Tính đến nay, chị đã có bao nhiêu vở diễn có nội dung Phật giáo?

- Trong số các vở diễn có nội dung Phật pháp, tôi thích nhất là các vở Tiền thân đức Phật A Di Đà, Tham thiền niệm Phật, Liên Hoa Sắc, Quan Âm xây cầu… Tham gia các vở này chủ yếu là góp phần đem Phật pháp vào đời. Hiện nay, tôi đang viết các bài về “Thập đại đệ tử”, dự kiến quay phim quy mô với sự thể hiện của 10 nghệ sĩ nổi tiếng. Những gì đóng góp cho Phật pháp là tôi phát tâm làm liền.

PV: Theo chị vinh quang và cay đắng là gì?

- Mặc dù thành công và thất bại đôi lúc không do mình quyết định, khi chúng đến với cuộc đời tôi không cho đó là bất ngờ. Tôi chợt nghiệm ra rằng nếu có bàn tay định mệnh trong vinh quang và cay đắng thì đó chính là luật nhân – quả của mình. Sống chuẩn mực và sống tốt với mọi người sẽ được thành công. Bóc lộc, chèn ép, phá hoại người khác thì không thể thành công lâu dài được.

PV: Giáo lý đạo Phật đã giúp chị được điều gì khi chị đứng trên đỉnh vinh quang hay trước những nỗi đau của cuộc đời?

- Đạo Phật đã giúp tôi cân bằng cuộc sống. Tôi rất cảm ơn Đức Phật vì Ngài đã giúp tôi hiểu được những gì tôi sai. Đứng trên đỉnh vinh quang, nhờ đạo Phật, tôi không kiêu căng, phách lối. Trong đau khổ, tôi không tuyệt vọng để rơi vào trạng thái cực đoan. Nương vào Phật pháp, tôi cân bằng cuộc sống của mình. Tôi thấy cuộc đời mình may mắn khi gặp đức Phật, cuộc sống của tôi thật sự có ý nghĩa hơn từ dạo đó.

PV: Chị quan niệm về cuộc sống như thế nào?

- Tôi cảm thấy cuộc sống này chính là tấm gương phản ảnh. Nếu mình đối diện với cuộc đời này bằng tâm vị tha thì cuộc đời sẽ trả lại mình cái đó. Còn mình đối xử với mọi người bằng tâm nhỏ mọn, ti tiện, ganh ghét, hại người thì đời sẽ trả lại mình cái đó. Tấm gương phản ảnh của luật nhân  quả không sai sót tí nào.

PV: Chị có điều gì chia sẻ với độc giả?

- Đức Phật dạy ta nhiều điều nhưng chung quy là một chữ Tâm, tức là tấm lòng. Chữ Tâm trong đạo Phật là chữ quan trọng nhất. Khi làm nghề gì hay đối xử với ai thì bằng cả tấm lòng. Là một nghệ sĩ Phật tử, bước lên sân khấu, tôi luôn hát hết mình. Đối với đồng nghiệp, tôi luôn tốt với họ. Đối với bầu sô, tôi cũng không làm cho họ khổ sở, không đi trễ về sớm, kiêu căng ngạo mạn, tự cho là người nổi tiếng mà coi thường khán giả.

Ngày xưa tôi rất thích về Tây phương cực lạc. Tôi nghĩ nơi đó xa lắm. Giờ tôi hiểu rằng ở cõi này cũng có đầy đủ cực lạc và địa ngục. Sống đúng với chân tâm, Tịnh độ là đây! Sống theo vọng niệm thì đây là địa ngục.

Kính chúc chị cùng gia đình sức khỏe, vạn sự thắng duyên, tùy tâm mãn nguyện.

"Thanh Kim Huệ sinh năm 1955, là nữ nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Cô được xếp vào 1 trong 13 nghệ sĩ cải lương nổi tiếng nhất làng cải lương miền Nam. Thanh Kim Huệ đã trải qua các đoàn Dạ Minh Châu, Thiên Hương, Hoa Phượng, Kim Chung, đoàn cải lương nhân dân Kiên Giang, Sài Gòn 1, 2, 3... Nữ nghệ sĩ 64 tuổi này là giọng ca ngọt ngào được khán giả say đắm qua nhiều băng đĩa, tuồng tích như Yêu lầm, Sao không thấy anh về, Chợ Mới, Chị Sáu Giồng Trôm, Hoa mua trắng, Lan và Điệp, Ngao sò ốc hến… Thanh Kim Huệ được trao tặng danh hiệu NSƯT.

Hiện tại, sau 50 năm theo nghiệp hát, cô vẫn còn đắt show ở các tỉnh và thành phố, được mời làm giám khảo nhiều chương trình như Sao nối ngôi, Chuông vàng vọng cổ… để nhận xét, góp ý cho các giọng ca mới, triển vọng trong tương lai. Thanh Kim Huệ quen nghệ sĩ Thanh Điền (sinh năm 1947) vào năm 14 tuổi, khi hát ở đoàn Hoa Phượng của Bầu Trung. Sau đó, cả hai tham gia đoàn Kim Chung 2. Năm 1975, khi Thanh Kim Huệ 19 tuổi, cô kết hôn với nghệ sĩ Thanh Điền. Họ có hai người con, một trai một gái."

Nguồn tin: Phatgiao.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây