Ông Lê Hoàng Minh - Phó ban Dân vận Tỉnh ủy cùng lãnh đạo tỉnh Bình Dương, đại diện các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương đã đến dự.
Toàn cảnh phiên họp báo
Phát biểu khai mạc buổi hóp báo, TT.Thích Huệ Thông cho biết năm 1981, đánh dấu cột mốc lịch sử hết sức quan trọng và ý nghĩa của Phật giáo Việt Nam, gắn liền với sự kiện thống nhất Phật giáo cả nước. Trong 3 ngày, từ ngày 4 đến ngày 7-11-1981 tại chùa Quán Sứ (thủ đô Hà Nội), tất cả các tổ chức, hệ phái Phật giáo đồng tâm hợp nhất thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).
TT.Thích Huệ Thông phát biểu khai mạc buổi họp
“Với tư tưởng đồng hành cùng dân tộc, khởi đầu cho một thời đại mới của Phật giáo nước nhà, tính ưu việt của Phật giáo từ ngôi nhà Phật giáo Việt Nam được khơi nguồn và là cơ hội để cộng đồng Phật giáo đóng góp nhiều hơn cho đất nước. Trải qua 6 nhiệm kỳ hoạt động, GHPGVN từ Trung ương đến địa phương đã không ngừng phát triển bền vững và ổn định về mọi mặt từ ngành Tăng sự, hoằng pháp, giáo đục, văn hóa, nghi lễ và đặc biệt là công tác từ thiện xã hội với tinh thần “nhập thế”, lối sống “tốt đời, đẹp đạo”, Thượng tọa khẳng định.
Dịp này, TT.Thích Minh Thuấn - Chánh Thư ký BTS đã trình bày các hoạt động trọng tâm sẽ được tổ chức nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội tại tỉnh Bình Dương. Theo đó, Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương sẽ tổ chức Đại lễ kỷ niệm và Hội thảo chuyên đề chào mừng ngày thành lập GHPGVN trong 2 ngày 1 và 2-11, tại Hội trường Tượng Phật nhập Niết bàn, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Ngoài ra, Tỉnh hội phát động Tăng Ni, Phật tử đăng ký quyên góp ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” các cấp năm 2012 với số tiền dự kiến 2 tỷ đồng, tặng 500 phần quà cho người nghèo trị giá 125 triệu đồng, kêu gọi ủng hộ chương trình “Góp đá xây dựng Trường Sa” và các chương trình khác…
Đại diện các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương, địa phương đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến quá trình hình thành, phát triển của Phật giáo Việt Nam, tỉnh Bình Dương; công tác chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm, Hội thảo và đã được chư tôn đức chủ tọa buổi họp báo trả lời tận tình.
Phát biểu tại phiên họp, ông Trần Đức Thịnh - Phó Giám đốc Sở Nội vụ kiêm Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Bình Dương khẳng định chính quyền tỉnh thể hiện sự đồng tình và hết mực quan tâm, hỗ trợ cho Đại lễ cũng như Hội thảo được diễn ra thành công.
Phóng viên các cơ quan báo chí đặt câu hỏi
Cùng với chiều dài phát triển của lịch sử Phật giáo đất nước, Phật giáo Bình Dương đã có 28 năm hình thành và phát triển. Trong thời gian qua, Phật giáo tỉnh nhà đã không ngừng củng cố và phát triển, trở thành một trong những tỉnh thành có nền Phật giáo phát triển hết sức mạnh mẽ và phát huy tính ưu việt, gắn với các phương châm phát triển đời sống cộng đồng dân cư theo.
Phật giáo đã góp phần giáo dục Tăng Ni, Phật tử sống và thực thi đúng pháp luật, đóng góp tích cực vào công tác từ thiên xã hội như cứu trợ đồng bào lũ lụt, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bữa cơm nhân ái cho bệnh nhân nghèo, hỗ trợ mổ tim miễn phí cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, đóng góp tích cực vào nguồn quỹ vì người nghèo của MTTQ tỉnh, hưởng ứng các cuộc vận động của hội chữ thập đỏ và các ban ngành, đoàn thể từ tỉnh đến địa phương… với tổng số tiền hàng chục tỷ đồng.
Đặc biệt, Phật giáo Bình Dương đã tổ chức nhiều sự kiện quan trọng mang tính quốc gia như Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (2008), Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2011…
Ông Trần Đức Thịnh phát biểu
Nhìn lại 30 năm chặng đường phát triển của Phật giáo Việt Nam cũng là dịp để chúng ta niệm ơn đối với các bậc tôn túc, những người đã có công lao trong sự nghiệp hình thành ngôi nhà thống nhất Phật giáo Việt Nam, cũng như Phật giáo tỉnh nhà. Đồng thời, để đánh giá những thành tự nổi bật đã đạt được, cũng như tính ưu việt của công tác thống nhất Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo Bình Dương nói riêng.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự