Tượng Thánh Gióng được lên đỉnh núi Đá Chồng - đỉnh
cao nhất của khu du lịch tâm linh Đền Sóc - Chùa Non - Học viện Phật giáo.
Tương truyền, đây là nơi Thánh Gióng sau khi đánh đuổi giặc Ân đã từ bỏ áo giáo
sắt cưỡi ngựa bay về trời - việc làm thể hiện tư tưởng “Công thành, thân thoái”,
được hiểu là không màng danh lợi của một bậc vĩ nhân.
Dự kiến, Lễ hô thần nhập tượng sẽ diễn ra trong tháng
9/2010, trước Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.
Tham dự lễ lắp dựng Tượng đài có đầy đủ đại diện các
cơ quan ban ngành TP Hà Nội như: Sở VHTT&DL , Giáo hội Phật giáo Việt
Ông Nguyễn Đức Hòa - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch cho biết: “ Tính đến công đoạn lắp dựng, trọng lượng chính thức của tượng đài đã lên tới trên 85 tấn, vượt so dự kiến ban đầu là 75 tấn. Thân tượng cao hơn 11m và chiều vươn ra từ chân tượng lên trời là hơn 16m. Nguyên liệu đúc tượng là đồng nguyên chất được nhập khẩu từ nước ngoài 100%, Tượng được đặt vĩnh cửu tại điểm cao nhất trên đình núi Đá Chồng. Do trong lượng được xem là lớn kỷ lục nên phần móng trụ và bệ đã được làm bằng bê tông, cốt thép có diện tích 200m2. Xuyên suốt từ phần móng trụ lên đến đỉnh là 1 khối sắt hình chữ I nằm trong lòng tượng đài để đảm bảo cho công trình sự vĩnh cửu lâu dài ”
Công trình Tượng đài Thánh Gióng và cảnh quan xung quanh công trình là một công trình có tính lịch sử chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội được UBND TP Hà Nội phê quyệt với tổng kinh phí trên 50 tỷ đồng. Riêng phần đúc tượng đài Thánh Gióng là trên 25 tỷ đồng được Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vận động bằng nguồn vốn xã hội hóa hoàn toàn - ông Hòa cho biết thêm.
Bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty ATS - người phát tâm công đức tới gần 30 tỷ đồng đúc tượng đài Thánh Gióng, bày tỏ: “Đức thánh Phù Đổng Thiên Vương là một trong Tứ bất tử, là biểu tượng của trí tuệ, dũng khí trường tồn của dân tộc Việt, là hình tượng tiêu biểu cho tinh thần chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
Bà Thoa cho biết, Dù cho đến nay công trình vẫn chưa hoàn thiện nhưng đã có hàng ngàn người dân, du khách hành hương tìm đến chiêm ngưỡng công trình lịch sử này. Tôi cho rằng đây sẽ là công trình trường tồn vĩnh cửu và xuyên suốt đến ngàn năm sau cùng các thệ hệ con cháu dân tộc Việt Nam”
Ngay sau khi hoàn thành việc lắp dựng, các công đoạn hàn gắn, mài dũa, đánh bóng tượng sẽ được hoàn chỉnh cùng với việc đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cũng như mỹ thuật. Phần tượng đài và các hạng mục khác như: nhà Phương đình, sân hành lễ, đường lên xuống và cảnh quan xung quanh khu vực tượng đài cũng sẽ được được hoàn thiện để kịp phục vụ cho lễ khánh thành được Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam dự kiến tổ chức vào ngày 28/9 tới.
Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi lại:
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự