Suốt tuần qua, Hà Nội cũng như khắp các tỉnh Bắc Bộ đều
có mưa lớn kéo dài suốt cả tuần, thế nhưng mưa đã kịp chấm dứt trước ngày Đại lễ,
sáng 27/7 bầu trời trở nên trong xanh, thời tiết mát mẻ. Ngay từ 5 giờ sáng,
đông đảo Phật tử, Tăng ni đã tề tựu đông đảo ở nhiều địa điểm: Đền Đô; chùa
Tiêu và khu vực Hoàng Thành Thăng Long.
Vào lúc 6g30, nghi lễ cáo yết vua Lý Thái Tổ tại Đền
Đô đã diễn ra trang trọng với sự chứng minh của chư tôn đức lãnh đạo Giáo
hội Phật giáo Việt Nam, có sự tham gia của bà Trương Mỹ Hoa – nguyên Phó
Chủ tịch nước. Long vị tám vua Nhà Lý đã được phụng nghinh thành kính,
trang trọng lên đoàn xe hoa khởi hành đến chùa Tiêu. Đoàn rước nối dài hơn 1km
bởi với 16 xe hoa, mỗi xe được trang trí thành những biểu tượng khác nhau: hình
tượng vua Lý Thái Tổ, chùa Một Cột, trống đồng, rồng bay, Đại bảo Tháp Phật
Giáo ở Ấn Độ...
Tiếp sau đoàn xe hoa là đoàn 50 xe hộ tống chở các
Tăng Ni , Phật tử, đến chùa Tiêu, Ban Kinh sư đã làm lễ yết cáo tại Thượng
điện chùa, rồi yết cáo Thiền sư Vạn Hạnh tại Nhà Tổ, sau đó cung nghinh Quốc sư
và các Chư vị Tổ sư lên xe rước. Đoàn rước ngược lên đến gần thành phố Bắc
Ninh, rồi theo đường Quốc Lộ 1 mới để về Hà Nội. Thương tọa Thích Minh Hiền,
Phó ban Văn hóa trung ương GH cho chúng tôi biết, với một đoàn rước dài cả cây
số như vậy, việc chụp được những tấm ảnh thu được toàn cảnh đoàn rước là vô
cùng khó, nên Ban tổ chức dành một cuộc thi chụp ảnh về lễ rước này.
Các xe hoa cung nghinh
Các tấm ảnh của các nghệ sĩ nhiếp ảnh chuyên nghiệp và
không chuyên sẽ được gửi về Ban tổ chức ngay sau khi đám rước kết thúc, Ban tổ
chức sẽ chọn ra tấm ảnh đẹp nhất đem in khổ rộng kích thước 1,5 m * 2,5 m để kịp
trưng bày tại Lễ đài khai mạc vào sáng 28/7/2010, đồng thời trao giải thưởng
cho người có ảnh được chọn. Bởi vậy, những ngày qua, hàng chục nghệ sĩ nhiếp ảnh
đã đi khảo sát con đường rước từ Bắc Ninh về Hà Nội để tìm ra các góc chụp đẹp
nhất, để đón lõng sẵn lễ rước trước khi diễn ra.
Tại Hoàng Thành Thăng Long, vào lúc 10 h, nắng
lên chói chang, thời tiết thay đổi hẳn so với những ngày mưa và âm u trước đó.
Khắp không gian rộng lớn, ngập tràn sắc maù của phướn, cờ Phật, băng rôn, đèn lồng,
đèn hoa… Tại cổng Nguyễn Tri Phương, đông đảo Phật tử cùng các Tăng Ni đứng xếp
hàng trang nghiêm, ai nấy trên tay sẵn cây cờ Phật vẫy chào đoàn xe rước. Đoàn
xe hoa diễu hành quanh các phố Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương rồi
tiến vào khu vực lễ đài. Các tăng ni sinh của Học Viện Phật giáo Hà Nội cùng đội
nghi lễ gồm các thanh niên Phật tử thủ đông, dàn nhạc nghi lễ xếp thành nhiều
hàng đứng trang nghiêm
Hai bên lễ đài. Long vị các vị vua Nhà Lý cùng Giác
linh
Pho tượng Thiền sư Vạn Hạnh đã được hoàn thiện (Ảnh: Anh Thế)
Chiều 27/7 tại Hoàng thành Thăng Long, diễn ra lễ cúng
nghinh sư duyệt định và tế yên vị lịch đại Đế vương Lý Trần Lê Nguyễn và hiện tại;
lễ tiếp linh các anh hùng liệt sĩ sau đó có lễ rước xá lợi Phật từ chùa Quán Sứ
về Hoàng thành Thăng Long. Lễ khai mạc sẽ được tổ chức vào sáng 28/7/2010 tại Khu
vực lễ đài trong Hoàng Thăng Long, dự kiến sẽ có 1 vạn đại biểu tham dự. Cách
bài trí tại Hoàng thành thực sự là điểm nhấn đặc sắc khi có cả thaỷ 3 không
gian linh thiêng là Đại hùng bửu điện, điện Quốc sư và điện Hoàng đế thể hiện sự
gắn kết giữa Phật giáo và lịch sử dân tộc nước nhà. Lễ đài bố cục theo một đồ
hình Mạn đà la- hình vẽ biểu thị vũ trụ trong cái nhìn của Phật giáo Mật tông.
Trung tâm lễ đài là đàn Di Đà Tam Tôn, xung quanh có
khu các đàn thờ Phật; cùng với 7 đàn Dược Sư; khu 8 bàn thờ long vị các vị vua
triều lý, tiếp nối là bàn thờ long vị của tất cả các vị vua ở nước ta từ cổ chí
kim, trong đó có cả đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh. Điểm đặc biệt chưa
từng thấy ở các đại lễ nào, đó là khu bài vị các vong linh chiến binh quốc tế
đã từng đến giúp sức hoặc tham chiến ở Việt
TT. Thích Minh Hiền cho chúng tôi biết, các hoạt
động biểu diễn văn nghệ nằm trong khuôn khổ Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1.000 năm
Thăng Long – Hà Nội bao gồm 3 Chương trình chính: trình diễn nhạc giao hưởng
“Diệu Pháp Âm” tại Nhà hát lớn TP.Hà Nội vào tối 2/8; Chương trình Ca múa nhạc
“Hương sen màu nhiệm” có kèm theo thuyết pháp tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội
vào ngày 31/7; Ca múa nhạc đại chúng và oanh vũ ca của thanh thiếu niên Phật tử
thủ đô sẽ được tổ chức tại 3 địa điểm (Công viên Thiên đường Bảo Sơn, Cung văn
hóa thiếu nhi Hà Nội, Nhà văn hóa Hà Đông). Tất cả các chương trình biểu diễn đều
không bán vé, mà ngót 1 vạn giấy mời đã phát tận tay các đại biểu.
Đặc biệt, chương trình “Hương sen màu nhiệm” với 11
sáng tác với chủ đề Phật giáo, bên cạnh 2 nhạc phẩm “Chắp tay hoa” do ca sĩ Mỹ
Linh biểu diễn và “Lạy Phật con về” do ca sĩ Khánh Linh biểu diễn đã rất thành
công từ nhiều năm qua, thì lần này có tới 9 tác phẩm mới được biểu diễn lần đầu
tiên. Đó là các nhạc phẩm: “Thế Tôn ca” sáng tác của nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng sẽ
được biểu diễn bởi dàn hợp xướng 50 nhạc công; bài ca trù “Sáng đạo trong đời”
(Thúy Đạt biểu diễn); bài hát “ Việt Nam đạo Phật sáng niềm tin” (Thúy Thúy biểu
diễn); bài hát “Nam mô bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật” được biểu diễn bởi Trọng Tấn;
Màn biểu diễn Trống Thượng đường; hợp xướng “Sám hối mười phương”; cùng các nhạc
phầm “Việt Nam tổ quốc thiêng liêng”, “Ngàn năm hùng tráng Thăng Long” và kết
thúc là hợp xướng “Vang vọng ngàn năm”.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự