Đến dự có HT. Thích Thanh Sam - Phó Pháp chủ HĐCM; HT.
Thích Đức Nghiệp - Phó Thư ký HĐCM; HT. Thích Thiện Nhơn - Phó Chủ tịch kiêm Tổng
Thư ký HĐTS; HT. Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Kinh tế -
Tài chính T.Ư; TT. Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch HĐTS; TT. Thích Bảo Nghiêm,
Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Trị sự Thành hội PG Hà Nội; TT. Thích
Gia Quang - Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng I TƯGH; TT. Thích Thanh Duệ -
Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt
Toàn cảnh buổi hội thảo
Việc nghiên cứu và đánh giá triều Lý và Phật giáo thời
Lý đã được tiến hành trong nhiều thập kỷ trước đây và đã có những phân tích
tương đối thỏa đáng về mặt lịch sử cũng như về mặt văn hóa truyền thống.
Tuy nhiên,
cùng với thời gian, càng ngày chúng ta càng phát hiện thêm các khía cạnh và
đóng góp mới của Phật giáo cho văn hóa, xã hội và lý tưởng của sự phát triển
dân tộc đương thời và di sản để lại có một tầm vóc lớn lao trong các thời đại
tiếp sau mà chúng ta chưa có dịp khám phá trực tiếp hoặc đôi khi còn mắc phải các
định kiến đáng tiếc.
Hội thảo khoa học "Phật giáo thời Lý với 1.000 năm
Thăng Long - Hà Nội" là một dịp để các nhà nghiên cứu trong và ngoài PG,
các nhà quản lý xã hội cùng nhau đánh giá một cách khoa học và khách quan về những
đóng góp của Phật giáo đối với sự phát triển của dân tộc. Đây cũng là dịp để bàn
bạc phương thức phát huy những giá trị tốt đẹp của Việt
Hội thảo đã đón nhận gần 100 bài tham luận từ các nhà
nghiên cứu trong nước, đặc biệt có 3 tác giả nước ngoài là GS. Philippe Langlet
ở Pháp; Đại tăng chính Đại lão Hòa thượng Yoshimizu Daichi (Kiết Thùy Đại Trí) và
TS. Onishi Kazuhiko ở Nhật Bản đã gửi bài tham dự.
Số lượng bài tham dự cho thấy sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Phật giáo thời Lý vẫn còn nguyên tính nóng hổi kể từ khi các học giả Trần Văn Giáp, Hoàng Xuân Hãn mở đầu công cuộc nghiên cứu thời Lý và Phật giáo thời Lý từ những năm 1930 của thế kỷ trước.
Hội thảo lần này tập trung vào 4 chủ để: Phật giáo Đại
Việt thời Lý - kế thừa, hội tụ và phát triển; Tinh hoa Phật giáo thời Lý qua
các mặt văn hóa, chính trị và các nhân vật Phật giáo; Mối quan hệ Tam giáo trong
thời Lý và bài học đối với thời đại Hồ Chí Minh ngày nay; Phát huy giá trị di sản
văn hóa thời Lý ở Hà Nội và cả nước.
Với tổng số hơn 1.000 trang tham luận mà
Ban Tổ chức nhận được từ các học giả, với thời gian có hạn nên các học giả
không thể trình bày được hết các tham luận tại hội thảo. Vì vậy, sau hội thảo,
Ban Tổ chức sẽ tiến hành biên tập và ấn tống toàn bộ nội dung các tham luận và
sẽ cho ra mắt vào chính dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, tháng 10-2010.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự