Huế: Khai mạc tuần văn hóa Phật giáo

Chủ nhật - 16/05/2010 18:27
Từ 8 giờ sáng ngày 16.5.2010 (mồng 3 tháng 4 năm Canh Dần), dòng người đỗ về Trung Tâm Văn Hoá Phật giáo Liễu Quán 15A, Lê Lợi Huế càng đông đúc, Ánh nắng ban mai vàng hươm trãi dài, lung linh trên lá, chim muông reo ca như đón chào ngày khai hội đón mừng Phật đản sanh tưng bừng rộn rả.

Trên hàng ghế chứng minh, Hoà thượng Thích Đức Phương Thành viên Hội Đồng chứng minh, Phó chủ tịch Hội Đồng Trị Sự, Trưởng Ban Trị Sự GHPG Tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng Ban Tổ chức đại lễ Phật đản Phật lịch 2554; Chư Tôn đức Giáo phẩm chứng minh Ban Trị sự; Chư tôn đức Thường trực Ban Trị sự, Ban điều hành Trung tâm Văn Hoá Liễu Quán; Chư tôn đức Tăng Ni Trú trì các Tu viện, Tịnh xá, tịnh thất…

Ngài đại sứ Nhật Bản Mitsuo Sakaba cùng Phu nhân;  Ông Ngô Hoà Phó Chủ tịch UBNN Tỉnh và quý vị lãnh đạo UBND, UBMT Tổ quốc Việt Nam; Quý vị lãnh đạo các  sở, ban nghành trực thuộc Tỉnh Thừa Thiên Huế; Quý vị lãnh đạo các sở ban nghành trực thuộc Thành phố Huế, các nhân sĩ trí thức, Đại diện các cơ quan thông tấn báo chí và quý thiện nam tín nữ Phật tử xa gần về tham dự lễ.

Hoà thượng Thích Hải Ấn Trưởng Ban Tổ chức Tuần lễ văn hoá tuyên đọc diễn văn chào mừng: “…Toàn bộ chương trình của Tuần Văn hóa Phật giáo 2010 dành cho tất cả mọi người chúng ta, sự thành công của sự kiện văn hóa này trước hết và quan trọng hơn cả là tùy thuộc vào ý thức của mỗi người tham dự. Chúng ta cùng chung lòng chung sức vì sự phát triển văn hóa của xứ sở ngày mỗi tươi sáng hơn…”.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên tập báo điện tử Việt Nam Nét phát biểu nói lên tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam với tinh thần từ bi và khát vọng hoà bình đã trở thành hơi thở của đời sống văn hoá tín ngưỡng của người dân Việt Nam.

Sau lễ khai mạc, chư tôn đức và quan khách đã cắt băng khai mạc phòng triển lãm “cổ vật Thăng Long” sau đó là cùng thưởng thức phim “Quái Đàm” (phim Nhật) tại hội trường Trung tâm Du lịch Festival Huế.

Chiều cùng ngày, chương trình diễn thuyết với đề tài “Khai quật hoàng thành Thăng Long: Ý nghĩa ảnh hưởng dấu ấn của Phật giáo đối với hoàng thành Thăng Long”. 

 






















Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây