Đặt dưới sự chúng minh của: HT. Thích Quang Đạo – Phó BTS kiêm Trưởng BHP tỉnh Đồng Nai, Hiệu phó học vụ trường TCPH Đồng Nai; TT. Thích Minh Khai-Quản viện trường TCPH Đồng Nai; cùng hơn 130 chư Tăng và đông đảo Phật tử đến tham dự.
Tại buổi lễ HT. Thích Quang Đạo chứng minh giảng về "ý nghĩa Xá lợi của Đức Phật": Đức Phật Thích Ca vì muốn lợi ích rộng lớn cho chúng nhân thiên nên đặc biệt hiện toái thân Xá Lợi, vì toái thân Xá Lợi sẽ phân chia được nhiều hơn. Trong kinh Đức Phật có nói: "ở đâu có Xá Lợi Phật thì ở đó có Đức Phật hiệu hữu, ở đâu có Xá Lợi Phật thì ở đó nhân dân sẽ được ấm no, hạnh phúc". Người được chiêm bái và cúng dàng Xá Lợi Đức Phật sẽ được vô lượng công đức, đời đời được hưởng phúc báu nhân thiên.
Buổi lễ diễn ra rất trang nghiêm và thành kính, duyên tùng duyên sự tùng sự có Nhóm Phật tử Khai Tâm dâng y cho chư Tăng mỗi người một bộ và cúng dường trai Tăng trong mùa An cư này.
Xá Lợi Phật: Tiếng Phạm là Sarĩra Buddha. Từ Sarĩra: phiên âm là Thực-lợi, Thiết-lợi-la, Thất-lợi-la. Theo nghĩa được hiểu là Tử thi hay Di cốt. Từ Buddha là từ phiên âm của Phạm văn, Hán dịch là: Phật-đà, Phù-đà, Phù-đồ, Bột-đà, Một-đà hay Hưu-đồ. Dịch nghĩa là Giác, hoặc là Trí, tiếng Việt còn được dịch là Bụt.
Vậy Sarĩra Buddha là chỉ cho di cốt (Xá Lợi) của đức Phật. Theo Kim Quang Minh kinh quyển 4 nói rằng: "Xá Lợi được kết tinh lại bởi sự tu hành viên mãn vô lượng Giới, vô lượng Định và vô lượng Trí Tuệ; Xá Lợi là bảo vật vô giá hiếm có ở thế gian, là rộng phúc điền trên hết thảy các ruộng phúc". Theo Trường Bộ Kinh Chú Pali: "Bậc tu hành đầy đủ Giới, Định, Tuệ sau khi xả bỏ báo thân, đem hoả táng nhục thân ấy không cháy hết mà kết lại thành những hạt nhỏ có nhiều màu sắc như Chân Châu, Vàng ròng, Kim cương..."
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc tu hành viên mãn đầy đủ Giới, Định, Tuệ trên thế gian cho nên sau khi nhập diệt, bốn chúng đệ tử và các quốc vương đem di thể của Ngài để hoả táng và thu được rất nhiều Xá Lợi. Theo lịch sử Phật giáo ghi lại tất cả được 8 hộc 4 đấu và được chia thờ ở ba nơi chính: Chư thiên nhận được phần Xá Lợi răng Phật đem về xây tháp thờ tại thiên cung, Long Vương cũng nhận được một phần đem về xây tháp thờ tại Long cung, phần còn lại được chia đều cho tám vị quốc vương của Ấn Độ thời bấy giờ đem về xây tháp cúng dàng tại nước mình. Hiện nay trên cửa đại tháp Sanchi có bức tranh nổi, được coi là cổ nhất mô tả lại quang cảnh phân chia Xá Lợi Đức Phật sau khi hoả thiêu và một tháp Xá Lợi cổ cũng được đào thấy ở Nepal - nơi Đức Phật đản sinh.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự