Đến chứng minh và tham dự có HT. Thích Tắc An, HT. Thích Đạt Đồng, HT. Thích Đạt Pháp – Thành viên HĐCM GHPGVN; HT. Thích Giác Toàn - Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Ban Giáo dục Tăng Ni TW; HT. Thích Minh Thông - UV. HĐTS, Phó Ban Tăng sự TW; HT. Thích Thiện Thanh - UV. HĐTS, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Long An, Trưởng Ban Tổ chức Đại giới đàn Viên Ngộ; TT. Thích Thiện Thống - UV. Thư ký HĐTS, Phó Văn phòng 2 TWGH; TT. Thích Đạt Đạo - UV. Thường trực Ban Thường trực HĐTS; TT. Thích Minh Thiện - UV. HĐTS, Phó ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Long An; TT. Thích Giác Liêm - UV. HĐTS, Chánh Văn phòng Ban Nghi lễ TW; ĐĐ. Thích Phước Nghiêm - UV. HĐTS, Phó Ban Hoằng pháp TW; chư Tôn giáo phẩm Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang, tỉnh Long An; chư Tôn đức Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Long An, Ban Đại diện Phật giáo huyện, thị, Tp. Tân An; chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì các Tổ đình, Tự viện trong và ngoài tỉnh.
Buổi lễ hân hạnh đón tiếp ông Trần Văn Bên - Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Long An; quý ông, bà đại diện các Sở, ngành tỉnh Long An, huyện Thủ Thừa và Tp. Tân An; khoảng gần 1.000 Phật tử tham dự.
Để truyền trao giới pháp cho Tăng Ni hậu học, theo chương trình hoạt động Phật
sự năm 2010, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Long An tiến hành các thủ tục tổ chức Đại
giới đàn và lấy tôn danh của thiền sư Viên Ngộ - bậc cao Tăng của tỉnh Long An
đặt tên cho giới đàn.
Sau khi thông báo đăng ký thọ giới, Tăng Ni hậu học trong
và ngoài tỉnh Long An đã đăng ký, đến ngày khai mạc có 877 Tăng Ni giới tử hội
đủ các tiêu chuẩn của giới luật, Nội quy Ban Tăng sự Trung ương và quy định của
Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo.
Thiền sư Viên Ngộ là một trong những bậc cao Tăng của tỉnh Long An. Lúc nhỏ, được song thân đồng ý cho phép xuất gia với cụ Tổ chùa Vĩnh Quang. Sau khi đắc pháp với cụ Tổ chùa Vĩnh Quang, thiền sư Viên Ngộ đã vận dụng sở tu sở chứng để cứu nhân độ thế, làm lợi lạc chúng sanh trong khu vực và tỉnh Long An.
Vào thời Minh Mạng, thiền sư Viên Ngộ tiến hành xây dựng chùa Lan Nhã (nay là chùa Tôn Thạnh). Theo Đại Nam Nhất Thống Chí thì thiền sư Viên Ngộ là vị cao Tăng đã trường tọa (ngồi thiền) 10 năm liên tục và sau đó đến đời Thiệu Trị thứ 6 (1846), thiền sư Viên Ngộ viên tịch sau một thời gian nhập thất và không uống nước.
Chùa Tôn Thạnh còn lưu lại một số bảo vật có giá trị như tượng Bồ tát Địa Tạng
bằng đồng do thiền sư Viên Ngộ thuê thợ về đúc, bảng lưu ký bằng gổ do Tri huyện
Cần Giuộc soạn để ghi lại tiểu sử của thiền sư Viên Ngộ.
Sau phần nghi thức hành chánh, Ban Nghi lễ đã tiến hành cung an chức sự giới đàn: HT. Thích Đạt Đồng và HT. Thích Tắc An làm Hòa thượng đàn đầu truyền giới cho giới tử Tăng; NT. Thích nữ Như Ngộ, NT. Thích nữ Như Đức, NT. Thích nữ Như Ngọc làm Hòa thượng đàn đầu truyền giới cho giới tử Ni. Tuyên luật sư do HT. Thích Trí Quảng đảm nhiệm.
Giới tử Tăng được truyền giới tại Tổ đình Kim Cang, xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa; giới tử Ni được truyền giới tại chùa Thiên Phước (Trú xứ của Ni sinh trường Trung cấp Phật học), phường Tân Khánh, Tp. Tân An.
Trong tổng số 877 Tăng Ni giới tử, giới tử Tỳ kheo: 139 vị; giới tử Sa di Tăng:
169 vị; giới tử Tỳ kheo Ni: 170 vị; giới tử Thức xoa ma na: 179; giới tử Sa di
Ni: 220 vị. Đại giới đàn sẽ bế mạc ngày 28/3/2010 (13/2/Canh Dần) tại Tổ đình
Kim Cang.
Cung nghinh chư tôn giáo phẩm quang lâm Giới trường
Quý quan khách
Giới tử
HT. Thích Thiện Thanh phát biểu khai mạc
TT. Thích Minh Thiện báo cáo tiến trình tổ chức Đại giới đàn
TT. Thích Minh Trí cung an chức sự
Đại diện Giới tử phát nguyện bẩm thọ giới pháp
Ông Trần Văn Bên phát biểu
Tặng hoa chúc mừng Đại giới đàn
HT. Thích Giác Toàn ban đạo từ
Nguồn tin: GHPGVN
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự