TT-Huế: Lễ khai kinh Pháp hoa nhân tuần lễ Phật đản

Thứ tư - 23/05/2018 09:35
Chiều nay, 22-5 (8-4-Mậu Tuất), tại tổ đình Từ Đàm (01 Sư Liễu Quán, P.Trường An, TP.Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2562 tại Thừa Thiên Huế trang nghiêm cử hành lễ khai kinh Pháp hoa để toàn thể Tăng Ni, Phật tử trì tụng trong tuần lễ Phật đản.
1 hue1.jpg
HT.Thích Huệ Ấn niệm hương bạch Phật

Quang lâm dự lễ khai kinh có HT.Thích Giác Quang, Phó Thư ký HĐCM GHPGVN, chư tôn Giáo phẩm chứng minh, thường trực BTS GHPGVN tỉnh TT-Huế; chư Tăng Ni các tổ đình, tự viện, thiền viện, tịnh xá, tịnh thất cùng đông đảo các đạo tràng đoàn chúng, cư sĩ, đạo hữu Phật tử trên địa bàn tỉnh.

Đại lễ Phật đản tại tỉnh Thừa Thiên Huế được tổ chức từ mồng 8 đến rằm tháng Tư (Mậu Tuất) với nhiều chương trình như triển lãm ảnh “Di sản tượng thờ Phật giáo trong quá trình tiếp biến văn hóa ở miền Trung” và tượng Phật đản sanh tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán; lễ thắp sáng 7 hoa sen trên sông Hương; từ thiện xã hội; lễ rước Phật cầu quốc thái dân an, thăm viếng các gia đình thánh tử đạo, trình diễn văn nghệ cúng dường...

1 hue2.jpg
Chư tôn Hòa thượng chứng minh tham dự lễ khai kinh

1 hue3.jpg
Đông đảo Tăng Ni, Phật tử tham dự lễ khai và tụng kinh Pháp hoa

Lễ khai kinh và tụng kinh Pháp hoa suốt tuần lễ Phật đản là một truyền thống từ lâu của Phật giáo Huế, mở đầu cho tuần lễ Phật đản PL.2562. 

* Chiều cùng ngày, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A, Lê Lợi, TP.Huế) cũng diễn ra lễ khai mạc triển lãm tượng Phật đản sanh và ảnh với chủ đề: “Di sản tượng thờ Phật giáo trong quá trình tiếp biến văn hóa ở miền Trung”.

Tiếp biến văn hóa là một hiện tượng mang tính phổ quát và đặc thù, đã góp phần tạo nên những dấu ấn lịch sử và chân dung văn hóa của dãi đất miền Trung từ chiều sâu quá khứ cho đến ngày nay. Quá trình đó diễn ra trên bi ký, văn bản, truyền khẩu và những thực chứng hiện tồn như hiện tượng “tiếp nhận, biến đổi và thờ cúng” các tượng thờ.

1 hue6.jpg
Chư tôn đức tham quan triển lãm

Qua hơn 50 bức ảnh của hai tác giả: Nguyễn Hữu Thông và Nguyễn Văn Thịnh sẽ giới thiệu về di sản tượng thờ Phật giáo, một trong những ví dụ tiêu biểu của quá trình tiếp biến trong đời sống văn hóa tín ngưỡng.

Những bức tượng tín ngưỡng dân gian được hóa diệu vào Phật giáo, thể hiện qua thay đổi danh xưng, hình dạng, huyền thoại gắn kết đan xen với những chuyện tích thần thánh…

Triển lãm mong muốn mang đến một cái nhìn cụ thể và sinh động về quá trình tiếp biến văn hóa, vốn diễn ra phong phú, đa dạng và phức tạp, giữ cộng đồng di cư và người tiền trú, giữ người Việt và Chăm, giữa dân gian và cung đình, giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, giữa Ấn Độ và Trung Hoa… qua những bức tượng thờ trong điện Phật, chùa làng, quốc tự, đền miếu trong khuôn viên các tự viện… ở miền Trung Việt Nam.

1 hue4.jpg
Bộ tượng Phật đản sanh thế kỷ XIX

1 hue7.jpg
Đông đảo Tăng Ni và du khách thưởng lãm

Phát biểu tại buổi lễ, TT.Thích Kiên Tuệ, Trưởng ban Văn hóa GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn gợi mở, cần khảo sát các vấn đề di sản văn hóa truyền thống nói chung và di sản Phật giáo nói riêng, đặt cơ sở cho công tác tuyên truyền, nhân rộng ý thức, trách nhiệm đối với sự bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Triển lãm sẽ diễn ra suốt tuần lễ Phật đản (8-4 đến 15-4-Mậu Tuất) để Tăng Ni, Phật tử và du khách thập phương đến thưởng lãm.

Nguồn tin: Giác Ngộ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây