Phía giáo hội có HT Thích Thanh Dũng, phó Thư ký HĐCM TƯ GHPGVN; Đ Đ Thích Nguyên Thành UV HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên cùng chư tôn đức Tăng, Ni thường trực BTS, chư tô đức Tăng Ni trong và ngoài tỉnh cùn về chứng minh và tham dự buổi lễ.
Phía Đảng chính quyền Tỉnh có sự hiện diện ông Dương Ngọc Long, phó BT Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, cùng các đồng chí trog Ban thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, UBND tỉnh; Lãnh đạo các Ban XD Đảng Tỉnh ủy; các Ban HĐND tỉnh; Văn phòng Tỉnh ủy; Văn phòng HĐND; Văn phòng UBND tỉnh; Văn phòng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Lãnh đạo các sở Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh Thái Nguyên.
Phía TP Thái Nguyên có ông Bùi Xuân Hóa Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy TP Thái Nguyên; ông Mai Đông Kính, phó Bs thư thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Thái Nguyên cùng các đồng chí trong Ban thường vụ Thành ủy; Thường trực HĐND; Lãnh đạo UBND Thành phố; Lãnh đạo các Ban XD Đảng Thành ủy; Thủ trưởng các Phòng, Ban, Ngành, Đoàn thể, đơn vị thuộc TP Thái Nguyên cũng về tham dự.
Đặc biệt trong buổi lễ còn có sự hiện của Giáo sư Anh hùng lao động Vũ Khiêu, và hàng ngàn quan quý khách, Phât tử trong và ngoài tỉnh cũng về tham dự.
Được sự cho phép và nhất trí của UBND TP Thái Nguyên cùng các cấp ban ngành sở tại đã tạo mọi thuận duyên cho Ban quản lý quỹ tu bổ đền Hùng TP Thái Nguyên được tổ chức Đại lễ đúc tôn tượng Quốc tổ Lạc Long Quân và Quốc mẫu Âu Cơ được diễn ra tại Trung tâm Văn hóa tâm linh chùa Phù Liễn TP Thái Ngyên, nhằm tôn vinh các gia trị VH thời đại Hùng Vương, thể hiện đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn” hướng về cội nguồn dân tộc, nhớ đến công ơn của các vua Hùng cùng các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước. Và hôm nay 10/03 Â L là ngày cả nước hướng về cội nguồn, hướng về nguồn gốc tổ tiên dòng giống Tiên Rồng.
Ngày nay cả nước hướng về vùng Đất Tổ. Tổ tiên người Việt luôn muốn nhắc nhở con cháu: ai ai cũng nên làm tròn bổn phận, nhiệm vụ và chức năng của mình, giữ đúng kỷ cương vua ra vua, cha ra cha, con ra con thì gia đình sẽ yên ổn, xã hội được an cư lạc nghiệp phồn vinh, phát triển.
Lời di huấn này không chỉ được nhắc nhở hằng năm thông qua ngày hội giỗ mà còn được khắc ghi trên trống đồng Đông Sơn, trống thiêng của dân tộc, gởi gắm trong biểu tượng mặt trời nằm rạng rỡ giữa trống đồng.
Thông qua ngày giỗ Tổ, Tổ tiên ta còn có hoài bão muốn nhắc nhở hậu thế những kế sách giữ nước an dân. Đó là nỗi lo muôn thuở, là tấm lòng bao dung, tha thiết, rộng mở của Chư Tổ còn vang vọng mãi khắp núi sông: "Hãy chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu".
Cây có gốc. Nước có nguồn. Chim tìm tổ. Người tìm tông, tâm tưởng người về dự hội là hướng về tổ tiên, cội nguồn với sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc (Ẩm hà tư nguyên - Uống nước nhớ nguồn).
Mấy nghìn năm trông coi và gìn giữ, đánh giặc và dựng xây. Từ trong ý thức tâm linh cả dân tộc luôn hướng về: "Nước mở Văn Lang xưa/ Dòng vua đầu viết sử/ Mười tám đời nối nhau/ Ba sông đẹp như vẽ/ Mộ cũ ở lưng đồi. Đền thờ trên sườn núi/ Muôn dân đến phụng thờ/ Khói hương còn mãi mãi".
Lịch sử như một dòng chảy liên tục. Trải mấy nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc.
Chùm ảnh được ghi nhận từ buổi lễ trọng thể này: