Chứng minh và tham dự có: HT Thích Bảo Nghiêm - phó Chủ tịch HĐTS TW GHPGVN - Trưởng Ban Hoằng Pháp TW GHPGVN, HT Thích Toàn Đức - UV HĐTS - Trưởng BTS PG tỉnh Lâm Đồng, ĐĐ. Thích Tâm Đức - Uỷ viên HĐTS , Phó ban pháp chế TW GHPGVN - Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hoá. ĐĐ. Thích Tâm Minh - UV TT Ban Hoằng Pháp TW – Phó BTS PG tỉnh, Ni Sư Thích Đàm Hòa - UV DK HĐTS - Phó BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa, Ni Sư - Thích Huệ An – UV BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế cùng chư tôn đức TT BTS GHPGVN tỉnh, các huyện thị Tp, trụ trì các chùa trong và ngoài tỉnh.
Về phía quý vị đại biểu các cấp có, Ông Lữ Đức Chung - UV ban Thường vụ -Phó Chủ tịch UBND huyện, Bà Hoàng Thị Hồng - UV ban thường vụ - Phó chủ tịch HĐND huyện - Ông Lương Tuấn Huê - UV Ban thường vụ - Trưởng Ban dân vận huyện ủy, Ông Hà Văn Cho - Chủ tịch UBMTTQ huyện cùng các Ông bà trong Ban Thường vụ Huyện Uỷ, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ huyện Lang Chánh đại diện các ban ngành cấp huyện. Ông Lương Văn Đội - Bí thư Đảng ủy - chủ tịch HĐND xã Quang Hiến, bà Vi Thị Hải - Phó bí thư thường trực đảng ủy, Ông Phạn Văn Thái – Phó bí thư chủ tịch UBND xã các Ông bà trong Ban Thường vụ Đảng Uỷ, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ xã, đại diện các ban ngành đoàn thể xã sở tại và các xã thị trấn trên địa bàn huyện, Bà Phạm Thị Tính - Phu nhân ông Phạm Quang Nghị - Nguyên UV bộ chính trị, Nguyên Bí thư thành ủy Hà Nội, Ông Phạm Mai Hùng - Phó giáo sư, tiến sỹ phó chủ tịch hội khoa học lịch sử Việt Nam cùng hàng nghìn du khách thập phương, tín đồ Phật tử và bà con nhân dân trong huyện.
Tại buổi lễ sau nghi thức niệm Phật cầu gia hộ - chào cờ , ĐĐ. Thích Nguyên Hải – Trưởng BTS huyện - Trụ trì chùa Mèo đã phát biểu khai mạc giới thiệu về Chùa Mèo: Chùa Mèo (hay còn lại là Đỉnh Miêu Thiền Tự) là một trong những ngôi chùa ở miền núi hình thành và phát triển với vô vàn khó khăn, trắc trở. Chùa tọa lạc trên một đỉnh núi thuộc thôn Chiềng Ban - xã Quang Hiến – huyện Lang Chánh - Thanh Hóa, cách Thành phố Thanh Hóa hơn 100km về phía Tây Nam là một ngôi chùa có từ thế kỷ XIII. Đây là địa danh lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược vào đầu thế kỷ XV (1417-1428) của anh hùng dân tộc Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, hình ảnh chùa Mèo đã trở nên gần gũi của biết bao thế hệ, là nơi gắn kết tình yêu thương giữa đạo và đời, đồng thời là chốn bình yên để gửi gắm tâm linh của thập phương Phật tử nói chung, nhân dân Phật tử huyện Lang Chánh nói riêng.
Lang Chánh, từ một mảnh đất xứ Mường, rừng thiêng nước độc, nơi mà có tới 2/3 dân số sinh sống là người dân tộc thiểu số, cái nghèo cái khổ về kinh tế, đời sống hằn lên đôi vai nhọc nhằn vất vả của người dân nơi đây, sự túng thiếu, quẫn bách khiến họ càng trăn trở và chất chứa những lo toan của cuộc sống mà không có điểm tựa vươn lên vượt khó. Sự ra đời của chùa Mèo đã ghi dấu một bước ngoặt mới trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo của những người con quê hương Lang Chánh, đây không phải là một sự kiện ngẫu nhiên mà là một sứ mạng thiêng liêng tiếp nối mạch nguồn Đạo pháp và dân tộc của ông cha ta đã giao phó. Năm 2013 là dấu mốc quan trọng đánh dấu ánh sáng của Phật pháp về đây, được sự đồng thuận của BTSPG tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Lang Chánh, chúng con về đây khơi lại nguồn thiền, trùng hưng Tam Bảo, cùng với chính quyền địa phương phục dựng lại di tích lịch sử chùa Mèo trở thành nguồn động viên tinh thần lớn lao và vô cùng ý nghĩa với những người con quê hương Lang Chánh. Năm 2014, Ban Trị sự GHPG huyện Lang Chánh được thành lập cũng là một dấu hiệu cho thấy sự phát triển hòa hợp của Phật giáo huyện nhà trong dòng chảy Phật giáo tỉnh Thanh Hóa.
Hiện nay số lượng Phật tử quy tựu về chùa Mèo ngày một thêm đông. Người dân của địa phương cũng bắt đầu hiểu biết Phật pháp và tiếp nhận qua hệ thống thông tin Internet, trang web Phatgiaolangchanh.com và sách báo nên cũng tìm đến tu học, tụng kinh, niệm phật, tu 1 ngày An lạc…. Nhưng nhà Tam Bảo hiện nay nhỏ bé và chật chội, vì nhà xây dựng chủ yếu bằng luồng tre lâu ngày nên một số bộ phận bị mục, bị mối mọt, thiếu điều kiện an toàn, không đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu tu học và chiêm bái ngày càng đông đảo của các Phật tử. Nhờ sự gia hộ của Tam Bảo, đạo tâm nhiệt thành của người con Phật, được sự phát tâm ủng hộ của Quý Mạnh Thường Quân, các cơ quan ban ngành đoàn thể, các nhà hảo tâm cùng nhân dân Phật tử chung tay góp sức, phát tâm công đức, chung vai sát cánh với chư Tăng chung lo gánh vác trùng hưng xây dựng ngôi Đại Hùng Bảo Điện. Với diện tích xây dựng Nhà Tam Bảo là 550m2 và 270m3 gỗ, Ban Kiến thiết xây dựng dự kiến kinh phí xây dựng Ngôi Tam Bảo là 17 tỷ đồng.
Ngày hôm nay, có thể xem là ngày kết tinh của bao tâm nguyện, lòng khát ngưỡng của đông đảo Phật tử huyện Lang Chánh nói riêng và nhân dân thập phương nói chung. Sự kiện trọng đại này chính là hoa trái đầu mùa, vượt qua bao chướng duyên ở mảnh đất đầy khó khăn này, giờ đây tâm nguyện về việc xây dựng mới một ngôi Tam Bảo kiên cố đã bắt đầu được hình thành..
Thay mặt chính quyền Ông Lữ Đức Chung – phó chủ tịch UBND huyện đã phát biểu ý kiến và tặng hoa chúc mừng. HT Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS – Trưởng Ban Hoằng Pháp TW GHPGVN đã ban đạo từ giảng nói về ý nghĩa và tầm quan trọng của buổi lễ đặt đá và phạt mộc. Hòa thượng cũng tán thán Đại Đức trụ trì một tăng trẻ nhưng với chí nguyện và hoài bão lớn đã phát tâm về vùng cao vùng xa để hoằng pháp lợi sinh, cũng như tán tán sự quan tâm của chư tôn đức BTS Phật giáo tỉnh, huyện là lãnh đạo các cấp đã tạo điều kiện tốt đẹp để phát triển Phật pháp. Kế đó Hòa thượng cũng khuyến tấn Phật tử phát tâm ủng hộ trợ duyên cho Phật sự sớm viên thành, hơn thế nữa là phải thường xuyên về chùa tu tập và khuyến hóa con em về chùa tu học Phật pháp.
Buổi lễ kết thúc trong không khí trang nghiêm thanh tịnh sau phần tặng hoa là nghi thức nguyện hương trì chú Đặt đá và Phạt mộc.
Xin chia sẻ một số hình ảnh:
Nguồn tin: PTVN.NET
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự