Đến
dâng hương tưởng niệm có HT. Thích Trí Quảng – Phó Chủ tịch HĐTS, HT. Thích
Thiện Nhơn – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN; HT. Thích Trung Hậu –
Trưởng Ban Văn hóa TWGH; chư Tôn giáo phẩm HĐTS – Văn phòng 2 TWGH, Ban Trị sự
Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh, Ban Đại diện Phật giáo Phật giáo quận Phú Nhuận.
Đại
lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết – Đệ nhất Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt
Nam thống, Trụ trì Tổ đình Tường Vân – Huế, Khai sơn Thiền viện Vạn Hạnh – Tp.
Hồ Chí Minh, là một trong những bậc cao Tăng Phật giáo Việt Nam thời cận hiện
đại.
Vào
thập niên 30, Đại lão Hòa thượng đã phối hợp cùng chư Tôn thiền đức khu vực
miền Trung tiến hành thành lập Phật học đường Tây Thiên, Báo Quốc, Kim Sơn để
đào tạo Tăng tài cho đạo pháp.
Thập
niên năm 50, Phật giáo Việt Nam cần có một tổ chức Giáo hội để lãnh đạo, điều
hành các Phật sự mang tầm vĩ mô, chư Tôn thiền đức của 3 miền đã nhóm họp tại
chùa Từ Đàm để tiến hành thành lập tổ chức Giáo hội, kết quả là Tổng hội Phật
giáo Việt Nam được thành lập và Đại lão Hòa thượng được chư Tôn đức suy cử vào
cương vị Hội chủ.
Sau
khi Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền tại miền Nam đã áp dụng chính sách kỳ thị
tôn giáo, tiếp tục thực hiện đạo dụ 10 của Thực dân Pháp trong việc thực hiện
chính sách kỳ thị tôn giáo. Đỉnh điểm là Đại lễ Phật đản năm 1963, chính quyền
Ngô Đình Diệm đã ra lệnh triệt hạ cờ Phật giáo, đàn áp đảm máu tín đồ Phật giáo
tại đài phát thanh Huế, Đại lão Hòa thượng đã cùng chư Tôn đức Tăng Ni Phật
giáo miền Nam đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo.
Tháng
11/1963, chính quyền Ngô Đình Diệm cáo chung; tháng 01/1964 tại chùa Xá Lợi, 11
tập đoàn Phật giáo đã cùng nhau tổ chức đại hội thành lập tổ chức Giáo hội và
tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất được thành lập. Đại lão Hòa
thượng được đại hội nhất tâm cung thỉnh vào cương vị Tăng thống nhiều nhiệm kỳ.
Ngày
tháng như thoi đưa, thân tứ đại theo duyên tăng giảm, ngũ uẩn hao mòn theo định
luật vô thường, vào sáng ngày 22 tháng Giêng âm lịch, Đại lão Hòa thượng Thích
Tịnh Khiết xả huyễn thân chứng nhập pháp thân tại Tổ đình Tường Vân – Huế để
lại bao niềm kính tiếc khôn nguôi của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài
nước cũng như các pháp lữ, môn nhơn đệ tử.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự