Chùa
Tây Thiên Phù Nghì là một trong những trụ xứ quan trọng của Truyền thừa Drukpa
tại Việt
Nền
chùa cổ Phù Nghì còn được một số nhà nghiên cứu cho rằng chính là nơi phát tích
của Phật giáo Việt
Tịnh
thất Tây Thiên - tọa lạc nơi thâm sơn cách chân núi 4km đường độc hành -
vốn khởi đầu là một am thất nhỏ, nơi những đệ tử của Thượng Tọa Thích Viên
Thành từng nhập thất miên mật trong nhiều năm hành trì giáo pháp truyền thừa
Drukpa do Thượng tọa ban truyền.
Cố
Viện chủ chùa Hương, Thượng tọa Thích Viên Thành là một bậc thầy thực chứng đạo
hạnh đã thiết lập mối nhân duyên Phật Pháp với các bậc Thượng sư của Truyền
thừa Drukpa, với mục đích đem sự tu tập thực hành tâm linh lợi ích cho người
Việt Nam.
Thượng
tọa là đệ tử của Đức Giáo Chủ Je Khenpo đời thứ 68 của Vương quốc
Năm
53 tuổi, mượn chút bệnh duyên, Thượng Tọa đã thuận thế vô thường, an nhiên thị
tịch, để lại tâm nguyện tha thiết phát triển Truyền thừa Drukpa tại Việt nam.
Nhiều
năm sau đó, các đệ tử của Ngài vẫn tiếp tục tìm cầu giáo pháp từ các bậc Thượng
sư của Truyền thừa Drukpa, và cuối cùng họ đã hạnh ngộ được Đức Pháp Vương
Gyalwang Drukpa tại Ladakh vào năm 2004.
Nhân
duyên Phật Pháp đã hội đủ trong Đại lễ thành tựu giả Naropa, khi Đức Pháp Vương
khoác lên mình Sáu Sức Trang Hoàng của Naropa. Theo lời thỉnh cầu tha thiết chí
thành từ các đệ tử của Thượng tọa, cuối cùng Đức Pháp Vương đã hoan hỷ nhận lời
sang thăm Việt
Sau
khi Pháp Vương sang thăm Việt
Vì
thế, Đức Pháp Vương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ , hướng dẫn và
đào tạo chư Ni Tây thiên những nghi thức và phương pháp thực hành căn bản của
Truyền thừa Drukpa để phát triển Truyền thừa lợi ích cho nhân dân và đất nước
Việt
Tịnh thất Tây thiên cũng là nơi vinh dự được cung đón Ni Sư Tôn Quý Tenzin Palmo, bậc nữ hành giả giác ngộ trứ danh của Truyền thừa Drukpa, tới viếng thăm và giảng pháp trong nhiều ngày nhân chuyến viếng thăm Việt Nam của Ni Sư vào dịp Đại hội Nữ giới Phật giáo thế giới tháng 01/2010.
Ngày 17.3, từ sáng sớm, ni chúng Tây Thiên cùng đông đảo Phật tử thuần thành đã
vân tập dưới chân núi để chờ đón cung nghinh Đức Pháp Vương. Hơn 9 giờ sáng,
đoàn xe đưa Đức Pháp Vương và Tăng đoàn Truyền thừa đã tới Tây Thiên.
Ngay
khi vừa xuống xe, không dừng chân nghỉ ngơi, Đức Pháp Vương đã lập tức cùng chư
Đại đức Tăng Ni và chúng Phật tử thượng sơn. Dọc đường đi, tiếng trì tụng thần
chú Quan Thế Âm đầy thành kính từ các nhà dân bên đường đã khiến bầu không khí
thêm ấm áp, đầy an lạc và đạo vị.
Sau
gần hai giờ đồng hồ leo núi, đoàn đã lên tới Tịnh thất Tây thiên. Trời Tây
thiên trong xanh lồng lộng trong tiếng trì chú nhiệm mầu hòa cùng tiếng nhạc
suối Bát Nhã và thanh âm của đàn chim rừng! Toàn Pháp hội đang hoan hỉ vui đón
Bậc Giác Ngộ quang lâm.
Thể theo sự tha thiết thỉnh cầu từ các Phật tử Drukpa Việt Nam mong nguyện được thực hành tu tập giáo pháp một cách nghiêm cần và hệ thống dưới sự cho phép, gia trì, và ấn chứng của Bậc Thượng sư giác ngộ đứng đầu Truyền thừa siêu việt, Đức Pháp Vương đã từ bi hoan hỉ nhận lời trực tiếp hướng đạo Pháp tu mở đầu Ngondro, pháp tu căn bản nhập môn và bắt buộc cho các hành giả có mong nguyện tu tập hành trì theo Phật giáo Đại thừa – Kim Cương thừa.
Pháp tu mở đầu Ngondro bao gồm phần tu Ngondro phổ thông (“Ngoại Ngondro”)
và Phân tu Ngondro đặc biệt (“Nội Ngondro”) với mục đích giúp tâm hành giả
hướng về chính Pháp, dọn sạch vườn Tâm đầy bất tịnh nhiễm ô và thiết lập sự kết
nối với bậc Thầy giác ngộ của Truyền thừa để có thể vững đi trên đạo lộ tâm
linh.
Trong
khóa lễ hôm nay, Đức Pháp Vương đã từ bi giảng dậy cặn kẽ và nghiêm cẩn về bốn
đề mục căn bản của pháp tu Ngoại Ngondro, bao gồm phần giảng pháp về (i) quán
Thân người hoàn hảo quý giá khó được, (ii) quán về quy luật Vô thường và sự
Chết, (iii) quán về quy luật của Nghiệp, quy luật nền tảng của giáo pháp Đức
Phật và cũng chính là quy luật căn bản của vũ trụ, và (iv) quán về bản
chất của cõi Luân hồi là Đau khổ để phát khởi tâm xuất ly.
Pháp
âm trầm ấm tha thiết của Đức Pháp Vương thấm vào lòng thính chúng như một sự
thúc dục những Cùng Tử lang thang mau mau tìm về nơi nương tựa vững chắc là Căn
Bản Thượng Sư và Tam Bảo!
Cuối
giời chiều ngày 17.3, Pháp hội kết thúc bằng lễ cúng dường Tsok, pháp cúng
dường phẩm vật lên Tam Bảo và Tam Căn Bản.
Nguồn tin: giacngo
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự