Tham dự và chủ trì buổi tọa đàm có: TT. Thích Thọ Lạc – Trưởng Ban Văn hóa TƯ GHPGVN; HT. Thích Hải Ấn – Phó trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa TƯ; HT. Thích Châu Quang – Ủy viên HĐTS GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Đắk Lắk; TT. Thích Giác Tiến – Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó trưởng Ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Đắk Lắk; ĐĐ. Thích Trí Minh – Ủy viên dự khuyết HĐTS GHPGVN, Phó trưởng ban chánh thư ký BTS GHPGVN tỉnh Đắk Lắk, Trưởng BTS GHPGVN TP. BMT; TT. Thích Kiên Tuệ – Phó trưởng Ban Văn hóa TW GHPGVN; Thượng tọa Hiệu trưởng Thích Hải Thông – Phó trưởng ban, Trưởng ban nghi lễ BTS GHPGVN tỉnh Đắk Lắk; ĐĐ. Thích Giác Phổ – Phó trưởng Ban Hoằng pháp, BTS GHPGVN tỉnh Đắk Lắk; ĐĐ. Thích Giác Ngộ – Phó trưởng BTS GHPGVN tỉnh Đắk Lắk , Trưởng BTS GHPGVN huyện Krông Pắc; ĐĐ. Thích Quảng Đàm – Phó Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Đắk Lắk, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Buôn Mê, huyện Krông Buk; TT. Thích Hải Định – Trưởng Ban văn hóa GHPGVN tỉnh Đắk Lắk.
Cùng chư Tôn đức Ban Văn hóa Trung ương cùng đại diện Viện Nghiên cứu Tôn giáo; Viện Bảo tồn Di tích; Bảo tàng Lịch sử quốc gia; chư Tôn đức thành viên Ban Văn hóa Trung ương cùng quý vị Giáo sư, Tiến sĩ và các nhà nghiên cứu. Các quý quan khách tại tỉnh Đắk Lắk về tham dự.
Buổi tọa đàm đã trao đổi, thảo luận các nội dung về kiến trúc Phật giáo, di sản kiến trúc Phật giáo tại Đắk Lắk và khu vực Tây Nguyên.
Những đặc trưng, đặc điểm kiến trúc Phật giáo của các hệ phái tại Đắk Lắk và khu vực Tây Nguyên.Sự thống nhất/ đa dạng của kiến trúc Phật giáo tại Đắk Lắk và khu vực Tây Nguyên.Thực trạng kiến trúc Phật giáo, di sản Kiến trúc Phật giáo; các loại hình kiến trúc Phật giáo tại Đắk Lắk và khu vực Tây Nguyên hiện nay.
Trong buổi toạ đàm đại diện các Phó Ban Trị sự Tỉnh Đăk-lăk – Trưởng Ban Văn Hoá Tỉnh Kom-Tum, Ban Tôn giáo Tỉnh, Bảo tàng Đắk Lắk, Phòng quản lý và phát huy di sản, Ban Dân vận Tỉnh, Đại diện Kiến trúc sư Tỉnh.., đã xây dựng và đóng góp đến 11 ý kiến thảo luận cho buổi toạ đàm “Di sản ,Kiến trúc Phật Giáo”.
Hội đồng Trị sự GHPGVN đã có văn bản gửi Ban trị sự tỉnh Đắk Lắk và một số tỉnh ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên về việc tổ chức chương trình khảo sát tọa đàm Kiến trúc Phật giáo VN. Đến nay, đoàn công tác đã hoàn thành chương trình khảo sát tại 8 tỉnh: Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk và ghi nhận được nhiều thông tin quý giá về hiện trạng kiến trúc Phật giáo tại các tỉnh, thành, hệ phái. Để chương trình khảo sát, tọa đàm và Hội thảo Kiến trúc Phật giáo Việt Nam-thống nhất trong đa dạng đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Ban VHTƯ đề xuất:
Cung cấp thông tin tư liệu về kiến trúc Phật giáo Việt Nam cho Ban VHTƯ theo nội dung mà Hội đồng Trị sự GHPGVN đã gửi cũng như kế hoạch, nội dung chương trình khảo sát mà Ban VHTƯ đã gửi kèm công văn, đặc biệt là bản đồ quy hoạch tổng thể chùa.
Cử đại diện phối hợp với Ban VHTƯ thực hiện 4 Đề án: Ngôn ngữ, Pháp phục, Kiến trúc, Di sản văn hóa Phật giáo mà GHPGVN giao cho Ban VHTƯ thực hiện.
Tham gia viết tham luận Hội thảo khoa học Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – Thống nhất trong đa dạng dự kiến tổ chức cuối tháng 10/2021 tại Hà Nội.
Ban VHTƯ rất mong muốn nhận được ý kiến bằng văn bản từ Ban Trị sự PG các tỉnh để góp phần thực hiện đề án đồng thời định hướng cho bảo tồn, phát huy di sản kiến trúc địa phương, cụ thể:
+ Đa dạng: Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh chia sẻ sự đa dạng trong kiến trúc PG VN tại các vùng miền, hệ phái và cung cấp tư liệu cần thiếu (nếu có) cho Ban VHTƯ.
+ Thống nhất: Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh giới thiệu những đặc trưng, biểu tượng chung.
Đoàn công tác Ban Văn Hóa TƯ GHPGVN sau 11 ngày làm việc với 8 Ban trị sự các tỉnh miền Trung đã hoàn thành.
Chuyến công tác của Ban văn hoá đã thu thập được nhiều thông tin, tư liệu quan trọng và có giá trị cao cho công tác nghiên cứu; là tài liệu quý giá phục vụ cho tổ chức Hội thảo khoa học Di sản, kiến trúc Phật giáo Việt Nam – Thống nhất trong đa dạng. Tài liệu này là tiền đề để tiến hành triển khai đề án di sản, kiến trúc Phật giáo Việt Nam.
Theo sự chỉ đạo của HĐTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam giao cho Ban văn hoá TƯ tiến hành triển khai, thực hiện rộng khắp cả nước 4 đề án này góp phần thúc đẩy Phật giáo VN phát triển hưng thịnh, bền vững, giàu bản sắc văn hoá dân tộc.
Được biết Ban VHTƯ sẽ tiếp tục hành trình đến các Tỉnh miền Nam và miền Bắc trong thời gian tới. Chuẩn bị cho kịp hội thảo diễn ra vào tháng 10/2021.
Một số hình ảnh ghi nhận được tại buổi tọa đàm:
Theo Phatsuonline.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự