Ngày hội Hiến máu-hành Bồ tát đạo, hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh diễn ra ngày 13/4 (nhằm ngày 2/3 âm lịch), do Ban Trị sự Phật giáo Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Viện Huyết học Truyền máu TƯ, UBND TP. Uông Bí tổ chức.
Tăng, ni, Phật tử hiến máu tại Yên Tử trong khuôn khổ lễ giỗ Đệ nhị tổ Pháp Loa.
Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh, đúng vào ngày giỗ Đệ nhị tổ Pháp Loa (2/3 âm lịch), GHPGVN tỉnh Quảng Ninh tổ chức ngày hội hiến máu, hành Bồ tát đạo hết sức có ý nghĩa. Theo sách “Tam tổ thực lục ghi” chép lại: Vào năm Kỷ Mùi 1319, thiền sư Pháp Loa đã kêu gọi tăng sĩ và cư sĩ hiến máu để khắc bản gỗ Ðại Tạng Kinh trên 5.000 quyển để an trí tại chùa Quỳnh Lâm.
Thượng toạ Thích Thanh Quyết, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh.
Thiền sư Pháp Loa là một nhà tổ chức tài năng của giáo đoàn Trúc Lâm, nhà hoằng pháp rất hiệu quả và là một nhà hoạt động xã hội có ảnh hưởng sâu rộng của đời Trần. Ông là một học giả, một nhà hoạt động chính trị, nhà văn hoá, tác giả văn học, nhà tư tưởng có nhiều đóng góp cho sự tiếp nối tư tưởng Phật giáo Việt Nam giai đoạn rực rỡ nhất.
Dịp này, không chỉ hiến máu cứu người hành Bồ tát đạo, tăng, ni, phật tử Quảng Ninh hưởng ứng phong trào trồng 1 tỷ cây xanh do Thủ tướng và TƯ. GHPGVN phát động. Hàng ngàn cây xanh được trồng mới tại Rừng Quốc gia –Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Yên Tử.
Pháp Loa (1284-1330) tên thật là Đồng Kiên Cương, quê quán tại thôn Đồng Hoà, hương Cửu La, nay thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Năm 21 tuổi, ông đã trở thành đại đệ tử của Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông và sau này được Ngài truyền y, bát nối tiếp trở thành Đệ nhị tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Hưởng ứng trồng cây xanh tại Yên Tử.
Ông đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa đạo pháp và nhân sinh, góp phần xây dựng, phát triển mô hình Phật giáo Trúc Lâm mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Đồng thời, ông đã có những đóng góp quan trọng trong tổ chức Giáo hội Phật giáo một cách có hệ thống, lập sổ bộ tăng ni và tự viện trong cả nước, góp phần vào việc phát triển nhanh chóng đông đảo người xuất gia, quy y học đạo; chú trọng chăm lo việc mở giảng các lớp thuyết pháp về Phật giáo; chú giải nhiều kinh điển, viết nhiều sách giáo khoa Phật học, đặc biệt là ấn hành Đại Tạng Kinh, một tác phẩm quan trọng của Phật giáo tại Việt Nam.
Nguồn tin: tienphongonline
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự