Tham dự có HT. Tiến sỹ Thích Quảng Tùng - Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Trưởng Ban trị sự GHPGVN Thành phố Hải Phòng; HT. Tiến sỹ Thích Thanh Đạt - Ủy viên thư ký HĐTS TWGHPGVN - Chủ tich Hội đồng khoa học Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; TT. Tiến sỹ Thích Thanh Huân - Ủy viên TT Hội đồng trị sự TW GHPGVN; HT Thích Thanh Giác - Ủy viên Hội đồng trị sự – Phó ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN - Phó thường trực BTS GHPGVN thành phố Hải Phòng; TT. Tiến sỹ Thích Đồng Bổn - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam; GS Tiến sỹ Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng Hoc viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh, PGS - TS Nguyễn Hồng Dương; PGS. TS Chu Văn Tuấn - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo - Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Minh Phương - Phó chủ tịch thường trực UBMTTQ TP Hải Phòng; Ông Nguyễn Ngọc Anh - Trưởng Ban Tôn giáo TP. Hải Phòng; TS Hoàng Văn Kể - Nguyên phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hải Phòng; Ông Đỗ Xuân Trung - Giám đốc Bảo tàng Hải Phòng cùng các nhà khoa học, nhà nghiên cứu; các học giả nghiên cứu lịch sử, văn hóa....
Sau nghi lễ dâng hương, phóng sinh thả cá và chim Bồ câu cầu nguyện Quốc thái dân an.
Đại đức Thích Chân Thường tuyên bố lý do giới thiệu thành phần tham dự.
Hòa thượng . Tiến sỹ Thích Quảng Tùng đọc lời khai mạc.
TS Hoàng Văn Kể báo cáo đề dẫn, đồng chủ tọa điều hành Hội thảo.
Tại Hội thảo TS TT Thích Thanh Đạt phát biểu tham luận về " Đôi điều về triều Mạc với Phật giáo Việt Nam" GS Lê Mạnh Thát có bài tham luận " Về tác giả Đức Phật bà truyện và văn học Phật giáo Việt Nam thời Mạc". HT Thích Đồng Bổn trình bày tham luận " Những nhân vật Phật giáo ở Vương triều nhà Mạc( 1527- 1593). Ông Đỗ Xuân Trung với tham luận "Di sản Phật giáo thời Mạc ở Hải Phòng - Bảo tồn và phát huy giá trị". GS TS Đinh Khắc Thận với tham luận " Đặc trưng Phật giáo thời Mạc qua các văn bia cùng thời". Ông Vũ Quốc Tế trình bày tham luận " Thái Hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn - Người dốc toàn tâm sức cho sự nghiệp chấn hưng Phật giáo thời nhà Mạc". TS Nguyễn Văn Vịnh phát biểu đóng góp nghiên cứu " Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với nhà Mạc và Phật giáo". PGS TS Nguyễn Hồng Dương phát biểu " Đời sống Tôn giáo thời Mạc ( qua tự viện và bi ký Phật giáo Ninh Bình). Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chỉnh, phát biểu đóng góp tham luận " Những dấu ấn đậm nét của Phật giáo dưới triều Mạc tại thành phố Hải Phòng". Nhà nghiên cứu Vũ Lệnh Lăng phát biểu" Những dấu tích di vật thời Mạc trong một số ngôi chùa thuộc địa bàn huyện Kiến Thụy Hải Phòng...
Kết thúc Hội thảo PGS TS Chu Văn Tuấn tóm tắt kết luận nêu rõ: Thông qua hội thảo các tham luận tâm huyết tinh thần trách nhiệm cao, các nhà khoa học đã phân tích làm rõ nội dung chính và kiến nghị với các đề cương đặc trưng về văn hóa tín ngưỡng. Đặc biệt thời nhà Mạc đóng góp nhiều công đức cho sự phát triển của Phật giáo, để lại nhiều di sản văn hóa, kiến trúc .. có giá trị. Tại hội thảo, qua các tham luận của các nhà khoa học, các diễn giả, đã tập trung phân tích và khẳng định vai trò giúp cho việc phát triển Phật giáo trong thời nhà Mạc được ghi nhận trong lịch sử. Qua cuộc hội thảo này các bài tham luận đã nêu ra kiến nghị về việc bảo tồn phát huy di sản lịch sử thời nhà Mạc ở xứ Đông khu vực phía Bắc, trong thời gian tới sẽ tiếp tục lan tỏa có trọng tâm, trọng điểm cho từng vùng trong cả nước. phát huy niềm tự hào cho con cháu dòng họ Mạc giữ gìn văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Xin giới thiệu một số hình ảnh của hội thảo