Quang lâm tham dự có Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Đệ nhất Phó Pháp chủ, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM và chư vị Trưởng lão Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh: Hòa thượng Thích Giác Tường, Hòa thượng Thích Như Niệm, Hòa thượng Thích Viên Minh; Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Hòa thượng Thích Như Tín - đồng Thành viên Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM.
Lễ Tắm Phật cử hành tại chánh điện Việt Nam Quốc Tự.
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự Trung ương; Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, cùng chư tôn đức Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM hiện diện tham dự.
Do cả xã hội đang ở trong giai đoạn tăng cường phòng chống dịch Covid-19 nên thành phần tham dự lễ Tắm Phật giới hạn số lượng, chư tôn đức được kiểm tra thân nhiệt theo quy định.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng cử hương cúng dường.
Lễ Tắm Phật (xưa gọi là Mộc dục) là một nghi lễ đã trở thành truyền thống trong Đại lễ Phật đản, thể hiện sự tôn kính của người Phật tử đối với Đức Thế Tôn, đồng thời bày tỏ ước nguyện học theo lối sống mà Đức Phật đã dạy, tịnh hóa suy nghĩ, lời nói và hành động của chính mình hướng đến hoàn thiện nhân cách trong cuộc đời này.
Đây là nghi lễ phổ biến trong hầu hết các truyền thống Phật giáo. Mỗi năm vào dịp Đại lễ Phật đản trong truyền thống Bắc tông hay Ngày Vesak theo Nam truyền thì nghi lễ Tắm Phật đều được diễn ra rất trang nghiêm, trọng thể.
Chư tôn đức giáo phẩm đối trước Phật đài.
Kinh Vị tằng hữu, đề cập đến cuộc đời của Đức Phật, có đoạn mô tả: “Khi Đức Thế Tôn vừa mới sinh ra, từ trên hư không nước mưa rưới xuống, một ấm, một lạnh, để tắm thân thể của Ngài.”
Từ xa xưa, người có tín ngưỡng Phật giáo thường thiết trí tôn tượng đản sinh trong bồn hay thau sạch, quý, đặt trong điện thờ Phật hay nơi trang nghiêm, dùng nước sạch có ướp các loài hoa thơm để làm lễ kim tướng sơ sinh với lòng tôn kính bậc Thầy của trời người.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng cử hành nghi thức Tắm Phật.
Từ thế kỷ thứ IX, lễ Tắm Phật đã trở thành một lễ hội quy mô, pháp hội long trọng tại các quốc gia như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Hoa… Lịch sử cũng ghi nhận lễ Tắm Phật được tổ chức tại Việt Nam rất trọng thể từ thời Lý ở thế kỷ thứ XI, được duy trì liên tục cho đến ngày nay.
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự cử hành nghi thức Tắm Phật.
Đại Việt sử ký toàn thư và Đại Việt sử lược ghi lại vào ngày mùng tám tháng Tư năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Nhân Tông đã tham dự Lễ Tắm Phật. Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, cứ mỗi tháng vào các ngày rằm, mùng một, và đặc biệt ngày mùng 8 tháng Tư, nhà vua thường đến chùa Diên Hựu ở kinh đô Thăng Long để làm lễ cầu phúc, thiết nghi Tắm Phật.
Hình ảnh lễ Tắm Phật tại chánh điện Việt Nam Quốc Tự vào sáng nay 8-4-Tân Sửu:
Kim tướng Đức Thế Tôn sơ sinh.
Do tình hình dịch bệnh nên nghi lễ cử hành giới hạn số lượng người tham dự.
Cung thỉnh chư tôn giáo phẩm Hội đồng Chứng minh quang lâm.
Chư tôn đức tham dự.
Đây là nghi lễ truyền thống, mở đầu Tuần Đại lễ Phật đản thường lệ.
Chư tôn đức giáo phẩm cử hương cúng dường.
Đây là năm thứ hai, lễ Tắm Phật được cử hành giới hạn số lượng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Những năm trước, thường có lễ rước Phật, sau đó cử hành ở lễ đài ngoài trời.
Thông thường, đây là nghi lễ có Tăng Ni, Phật tử tham dự khá đông.
Năm nay Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM đã có thông báo giới hạn người tham dự.
Ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo Thành phố cũng lưu ý các cấp Giáo hội giới hạn số lượng người tham dự các sự kiện trong Đại lễ.
Hòa thượng Thích Như Niệm cử hành Tắm Phật.
Hòa thượng Thích Giác Tường.
Hòa thượng Thích Như Tín.
Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh.
Hòa thượng Thích Thiện Pháp.
Hòa thượng Thích Thiện Tâm.
Hòa thượng Thích Minh Thông.
Chư tôn đức Phó Trưởng ban Trị sự, Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM.
Hòa thượng Thích Thiện Đức.
Tuần tự lễ và Tắm Phật theo nghi thức truyền thống.
Chư Hòa thượng chứng minh.
Các thành viên Thường trực Ban Trị sự lần lượt cung kính Tắm Phật.
Hòa thượng Thích Lệ Trang, Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Nghi lễ GHPGVN TP.HCM dẫn lễ.
Thượng tọa Thích Trí Chơn, Trưởng ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM dẫn chương trình.
Trang nghiêm buổi lễ.
Cung thỉnh chư tôn giáo phẩm đến lễ đài ngoài trời.
Chư tôn đức niêm hương cúng dường.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự