Quang lâm chứng minh, tham dự có sự hiện diện của chư tôn giáo phẩm: Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM, Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM, Trưởng ban Tổ chức; Trưởng lão HT.Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ HĐCM; HT.Thích Viên Minh, UVTT HĐCM; HT.Thích Như Tín, Thành viên HĐCM.
HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS kiêm Trưởng ban Tăng sự T.Ư; chư tôn đức Phó Chủ tịch HĐTS: HT.Thích Thiện Tâm, HT.Thích Thiện Tánh, TT.Thích Thiện Thống; HT.Thích Huệ Thông, Phó Tổng Thư ký HĐTS kiêm Chánh Văn phòng II TƯGH; cùng chư tôn đức Văn phòng Ban Thường trực HĐTS phía Nam; Ban, Viện T.Ư, Ban Thường trực BTS GHPGVN TP, 24 BTS GHPGVN quận, huyện.
Chư tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS dâng hương tưởng niệm.
HT.Yoshimizu Daichi, nguyên Hội trưởng Hội Phật giáo Tịnh độ tông Nhật Bản, Chứng minh Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản; NT.Thích nữ Tịnh Nguyện, UVTT HĐTS, Trưởng Phân ban Ni giới T.Ư; Tăng Ni trụ trì các tự viện TP và Phật tử tham dự.
Đại diện các cơ quan TP có ông Lê Hoàng Vân, Phó Trưởng ban Tôn giáo TP; bà Trần Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch UBMTTQVN Q.10 và đại diện phường sở 12 sở tại.
Tại lễ đường, chư tôn giáo phẩm đã dâng hương, cung tuyên pháp ngữ truy tán Bồ-tát Thích Quảng Đức, thành kính đảnh lễ trước tôn ảnh của Bồ-tát và chư Thánh tử đạo trong Pháp nạn của Phật giáo năm 1963.
Toàn thể hội chúng đã đồng thành tụng Bát-nhã tâm kinh, Tứ hoằng thệ nguyện, hồi hướng năng lượng cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình, đạo pháp trường tồn trên thế gian.
Thành kính tưởng niệm tại Tượng đài Bồ-tát Thích Quảng Đức.
Trước đó, vào lúc 6g, Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng đã dẫn đầu đoàn chư vị giáo phẩm đến dâng hương, đảnh lễ tưởng niệm tại tượng đài Bồ-tát Thích Quảng Đức, tọa lạc ngã tư đường Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu (Q.3, TP.HCM), nơi ghi dấu Bồ-tát an nhiên tĩnh tọa trong biển lửa bùng lên vào lúc 9 giờ 22 phút ngày 20-4-Quý Mão (11-6-1963) chấn động địa cầu.
Sau đó, Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng và HT.Thích Thiện Nhơn đã lên bảo tháp 13 tầng, 63m được kiến tạo trong khuôn viên Việt Nam Quốc Tự, dâng hương tưởng niệm nơi tôn thờ xá-lợi xương và linh tượng Bồ-tát Thích Quảng Đức, trước khi trở về tham dự lễ tưởng niệm chính thức nơi lễ tưởng thiết trí tại hội trường chính của trung tâm hành chánh - văn hóa - tâm linh của Phật giáo TP.HCM.
Chư tôn giáo phẩm dâng hương trước tôn tượng và xá-lợi Bồ-tát tại bảo tháp Việt Nam Quốc Tự.
Bồ-tát Thích Quảng Đức (1897-1963), sinh quán tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Năm lên 7 tuổi, ngài được song thân cho xuất gia thọ giáo với Đại sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm, trụ trì chùa Long Sơn (Khánh Hòa), thuộc dòng thiền Chúc Thánh. Năm 15 tuổi, ngài thọ giới Sa-di, năm 20 tuổi thọ Tỳ-kheo và Bồ-tát giới, được Hòa thượng Bổn sư ban pháp danh Thị Thủy, pháp tự Hành Pháp, pháp hiệu Quảng Đức.
Năm 1932, ngài đảm nhận Chứng minh Đạo sư cho Chi hội Phật học Ninh Hòa. Ba năm sau, ngài được thỉnh giữ chức Kiểm Tăng cho Tỉnh hội Phật giáo Khánh Hòa. Năm 1948, rời Khánh Hòa vào Nam, ngài hành đạo khắp các tỉnh: Sài Gòn, Gia Định, Định Tường, Tây Ninh, Bà Rịa, Hà Tiên...
Năm 1953, ngài được thỉnh cử vào chức vụ Phó Trị sự và Trưởng ban Nghi lễ Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, trú trì chùa Phước Hòa ở Bàn Cờ, là nơi đặt trụ sở đầu tiên của Hội Phật học Nam Việt. Năm 1958, khi trụ sở của Hội dời về chùa Xá Lợi, ngài xin thôi mọi chức vụ dành thì giờ chuyên tâm tu niệm.
Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng dâng hương tại tượng đài Bồ-tát Thích Quảng Đức.
Năm 1963, trong cuộc đấu tranh bất bạo động của Phật giáo miền Nam đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo, ngài vẫn tích cực tham gia. Chính sách kỳ thị Phật giáo và đàn áp Tăng Ni, Phật tử của Ngô Đình Diệm ngày một khốc liệt; chùa chiền bị phong tỏa, Phật tử bị bắt bớ khắp nơi, sát hại, điển hình là vụ đàn áp khiến 8 Phật tử chết ở đài Phát thanh ở tỉnh Thừa Thiên trong mùa Phật đản PL.2507.
Trước hoàn cảnh đó, ngài đã viết bức tâm thư (Lời nguyện tâm quyết), phát nguyện tự thiêu để thức tĩnh lương tri của những người đã đàn áp Phật giáo và cầu cho đạo pháp trường tồn. Ngọn lửa thiêng hùng tráng đã để lại “trái tim bất diệt” còn nguyên vẹn dù nung trong 4.000 độ C nhiều giờ liền, trở thành bảo vật tâm linh của Phật giáo và dân tộc Việt Nam.
Được biết, hôm nay, tại chùa Quán Thế Âm (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), trú xứ cuối cùng của Bồ-tát Thích Quảng Đức, chư Tăng và Phật tử cũng thành kính tổ chức lễ tưởng niệm Bồ-tát.
Sau đây là những hình ảnh lễ tưởng niệm vào sáng nay: