10 câu chuyện thần thoại về Tết ở Trung Quốc còn ảnh hưởng đến tận ngày nay

Chủ nhật - 18/02/2018 07:54
Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao chúng ta lại đón mừng năm mới theo cách như chúng ta vẫn làm? Và tại sao 12 con giáp lại là những con vật đó mà không phải một con vật nào khác?
Tương truyền Niên là một con quái vật đầu có sừng, hình dáng là sự pha trộn giữa rồng với kỳ lân.
Tương truyền Niên là một con quái vật đầu có sừng, hình dáng là sự pha trộn giữa rồng với kỳ lân.

Quay ngược thời gian trở về hơn một ngàn năm trước. Dưới đây là những mẩu chuyện thần thoại lí giải về phong tục và nguồn gốc của những tục lệ mừng Tết mà ngày nay người Trung Quốc và một số quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa vẫn duy trì.

1. Quái vật đêm giao thừa

Tương truyền, vào thời cổ đại dưới đáy biển sâu có một con quái vật tên Niên sinh sống. Mỗi năm một lần con vật này lại lên bờ, vào làng để tìm kiếm thức ăn gồm các loài động vật và cả con người. Để bào toàn tính mạng, vào những ngày này dân làng sẽ rời nhà để trốn đi nơi khác.

Một năm nọ, có một người ăn xin đến làng tìm nơi trú ẩn nhưng vì lo chạy trốn nên không ai quan tâm đến người ăn xin này. Cuối cùng, có một bà lão đã ra tay cứu giúp và để trả ơn người ăn xin hứa sẽ giúp bà đuổi con Niên đi nơi khác.

Để thực hiện lời hứa của mình, người ăn xin bắt tay vào việc trang trí nhà cửa. Đêm đến, con Niên vào làng, nó lùng sục khắp nơi để tìm người rồi bỗng nhiên dừng lại trước ngôi nhà với cánh cửa được dán giấy đỏ của bà cụ.

 

Một lúc sau, con vật bỗng gầm lên tức giận. Tiếp đó, tiếng pháo hoa vang lên ầm ĩ khiến con vật run lên vì sợ hãi. Và khi nó nhìn thấy người ăn xin đứng trước cửa trong bộ quần áo màu đỏ thắm, miệng tươi cười, con Niên liền hoảng sợ bỏ chạy.

Khi mọi người trở về làng vào sáng hôm sau, ai nấy cũng đều ngạc nhiên vì nhà cửa vẫn còn nguyên vẹn. Khi nghe kể lại sự việc, họ nhận ra rằng chính những âm thanh ầm ĩ và màu đỏ là điểm yếu của con Niên.

Từ đó về sau, vào đêm Giao thừa, mọi người đều trang trí nhà cửa bằng tông màu đỏ rồi quây quần ăn tối bên nhau. Vào lúc nửa đêm, pháo hoa sẽ được đốt và mọi người sẽ mặc những bộ quần áo mới màu đỏ đi chúc Tết cho nhau. Và tục lệ này vẫn được suy trì cho đến ngày nay.

2. Những linh hồn ma quỷ và câu đối đỏ

Quay trở lại với câu chuyện con Niên. Được biết, đồ vật được người ăn xin treo trước nhà bà cụ để xua đuổi con Niên chính là một cặp câu đối đỏ. Từ đó về sau nhiều người tin rằng, những câu đối này chính là khắc tinh của các loài quái vật và quỷ dữ.

Truyền thuyết dân gian Trung Quốc cho rằng, vào ban đêm các loài ma quỷ sẽ xuất hiện đi lang thang khắp mọi nơi và quấy phá người dân. Chúng chỉ trở về địa ngục vào lúc bình minh sáng ngày hôm sau. Vì thế, những câu đối đỏ sẽ giúp bảo vệ con người vào ban đêm.

10 câu chuyện thần thoại về Tết ở Trung Quốc còn ảnh hưởng đến tận ngày nay - Ảnh 2.

Qua thời gian, các câu đối càng trở nên dài hơn và phức tạp hơn.

Cặp câu đối giống như hai vị thần bảo vệ lối ra vào của một ngôi nhà. Bất cứ ma quỷ nào muốn làm hại con người vào ban đêm đều sẽ bị hai ‘vị thần’ này bắt giữ và mang cho hổ ăn.

Thông thường, những câu đối sẽ được viết trên những tấm bảng làm bằng gỗ đào được sơn đỏ thắm nhưng ở một số nơi người ta có thể thay thế bằng giấy đỏ.

Với ý nghĩa quan trọng như thế, không lạ gì cho đến thời điểm hiện tại, câu đối đỏ luôn là một trong những món đồ trang trí được người dân Trung Quốc và một số quốc gia ở châu Á yêu thích vào hàng bậc nhất.

3. Đưa may mắn vào nhà

Một đồ vật để trang trí vào dịp Tết cũng được ưa chuộng không kém là chữ thư pháp. Từ thường được sử dụng nhiều nhất là chữ phúc (福) mang ý nghĩa hạnh phúc và may mắn. Nhưng nếu để ý kĩ bạn sẽ thấy chữ 福 luôn luôn bị đảo ngược.

Nhiều người cho rằng nguồn gốc của việc này bắt đầu từ triều đại nhà Minh. Theo đó, vào một năm nọ, hoàng đế đã ra lệnh cho mỗi gia đình đều phải trang hoàng nhà cửa đón tết bằng cách dán chữ 福 ở phía trước cửa nhà.

10 câu chuyện thần thoại về Tết ở Trung Quốc còn ảnh hưởng đến tận ngày nay - Ảnh 3.

Chữ 福 thông thường se được viết trên giấy đỏ theo phong cách chữ thư pháp.

Vào đúng ngày năm mới, vua sai quan binh đến từng nhà để kiểm tra thì phát hiện chủ nhân của một ngôi nhà đã vô tình dán ngược chữ phúc (福) lật úp xuống dưới.

Sau khi hay tin, nhà vua đã ra lệnh chém đầu cả nhà để trừng phạt. Rất may hoàng hậu đã có mặt kịp thời ngăn cản với lời giải thích rằng: "Chữ phúc (福) lật ngược lại trở thành chữ đồng âm với từ đến (到—dào). Khi lật ngược, từ 福 sẽ có nghĩa là phúc lộc đến rồi."

Lời giải thích này làm hoàng đế cảm thấy rất hài lòng và ra lệnh tha cho gia đình người nọ. Kể từ đó, mọi người đều trang trí chữ 福 đảo ngược trước cửa nhà để chào mừng năm mới và tưởng nhớ đến vị hoàng hậu tốt bụng.

4. Bánh bao và đôi tai

Bánh bao là món ăn được yêu thích vào dịp Tết của người Trung Quốc. Nhiều người nói rằng bánh bao có hình dáng giống như thỏi vàng hay thỏi bạc. Một số người lại cho rằng chúng trông giống như những cái tai của con người.

Được biết, tục lệ ăn bánh bao ngày Tết có liên quan đến thần thoại về Nữ Oa nương nương. Theo đó, bà là người đã tạo ra con người từ đất sét vàng.

10 câu chuyện thần thoại về Tết ở Trung Quốc còn ảnh hưởng đến tận ngày nay - Ảnh 4.

Tương truyền Nữ Oa nương nương với hình dáng đầu người mình rắn là bà mẹ sáng tạo ra muôn loài.

Tuy nhiên, trong quá trình tạo hình dáng, bà nhận thấy rằng lỗ tai của con người sẽ bị đông cứng và dế rơi vỡ vào mùa đông. Để giải quyết vấn đề, bà đã dùng chỉ để may 2 cái lỗ tai vào vị trí như hiện tại rồi lấy phần chỉ thừa còn lại nhét vào trong miệng của con người.

Về sau, để tưởng nhớ việc làm của Nữ Oa, mọi người đã lấy bột làm ra một loại bánh có hình dạng giống như đôi tai người. Sau đó họ nhồi vào trong thịt và rau vào trong giống như việc Nữ Oa nhét phần chỉ thừa vào miệng con người.

5. Nguồn gốc của rượu đồ tô – đặc sản của mùa xuân

Vài dịp Tết, ở Trung Quốc có rất nhiều đồ uống được yêu thích, trong đó đặc biệt nhất có lẽ chính là rượu Đồ Tô.

Truyền thuyết kể lại rằng, vào một năm nọ, một trận dịch hạch lớn đã bùng phát tại nhiều ngôi làng và cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Trong lúc mọi người không biết phải làm sao thì một người đàn ông trong làng đã lấy một số thảo mộc, lá cây và ngũ cốc cho vào trong các túi.

10 câu chuyện thần thoại về Tết ở Trung Quốc còn ảnh hưởng đến tận ngày nay - Ảnh 5.

Đồ Tô là một loại rượu trắng thường được cất giữ trong những chiếc bình làm bằng gốm sứ.

Sau đó, người đàn ông này mang từng chiếc túi đến tặng cho những người hàng xóm và bảo họ ngâm túi vào trong nước. Vào dịp năm mới, mọi người lấy nước ra uống và nhận thấy rằng loại đồ uống kì diệu này đã cứu thoát họ khỏi bệnh dịch.

Sau đó, mọi người đã lấy tên ngôi nhà của người đàn ông để đặt tên cho loại rượu này gọi là rượu Đồ Tô. Không ai biết rằng câu chuyện này có thật hay không nhưng đến ngày nay loại rượu này vẫn thường được sử dụng như một vị thuốc của y học cổ truyền Trung Quốc.

6. Nguồn gốc của bao lì xì

Theo truyền thuyết, từng có một linh hồn ma quỷ xấu xa tên Sui thường xuất hiện vào đêm Giao thừa khiến nhiều đứa trẻ bị bệnh nặng.

Theo đó, khi xuất hiện con vật này sẽ vỗ vào đầu những đứa trẻ đang ngủ say 3 lần khiến những đứa trẻ bị đau đầu, sốt cao. Thậm chí sau khi chữa khỏi bệnh, chúng cũng trở nên ngớ ngẩn không còn bình thường như trước.

10 câu chuyện thần thoại về Tết ở Trung Quốc còn ảnh hưởng đến tận ngày nay - Ảnh 6.

Ngày nay, việc tặng bao lì xì vào dịp Tết đã trở thành một nét văn hóa truyền thống.

Vào một năm nọ, có một gia đình họ Quan sống tại thành phố Gia Hưng vì có con lúc tuổi đã cao nên cực kì yêu thương đứa trẻ này. Vào đêm giao thừa, sợ con Sui đến sẽ làm hại con mình nên cha mẹ cậu bé đã cho cậu 8 đồng tiền xu để đùa nghịch.

Cậu bé đã lấy giấy đỏ bọc lại những đồng xu rồi sau đó mở ra, liên tiếp như thế cho đến khi mệt ngủ thiếp đi. Thấy vậy, hai vợ chồng liền đặt những đồng tiền được gói trong giấy đỏ bên dưới gối cậu bé.

Đêm đến, con Sui xuất hiện. Khi nó muốn vươn tay chạm vào đầu cậu bé thì liền bị ánh sáng từ những đồng tiền phát ra làm cho hoảng sợ và bỏ chạy đi mất. Từ đó trở đi, cha mẹ thường tặng tiền gói trong phong bì đỏ cho trẻ vào mỗi đêm giao thừa để bảo vệ con mình.

7. Ông Táo và kẹo

Ông Táo được xem là vị thần cai quản bếp núc và sinh kế của hạ giới. Ngài là một trong những vị thần có mối quan hệ tốt nhất với con người.

Hàng năm vào ngày ‘Tiểu niên’ tức Tết ông Táo (23 tháng Chạp), Táo quân sẽ quay trở lại thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng về tình hình của mỗi gia đình trong suốt năm qua. Sau đó, ông Táo sẽ quay trở về hạ giới để ban phúc hay trừng phạt từng gia đình theo lệnh của Ngọc Hoàng.

10 câu chuyện thần thoại về Tết ở Trung Quốc còn ảnh hưởng đến tận ngày nay - Ảnh 7.

Táo Quân thường trở về trần gian vào ngày thứ tư của năm mới, khi đó mọi người sẽ dâng cúng thức ăn để chào đón Ngài trở lại.

Theo truyền thống Trung Quốc, trong dịp này các gia đình sẽ làm các loại kẹo với nguyên liệu chính là mạch nha rồi mang đi dâng cúng. Nhiều người tin rằng kẹo ngọt sẽ giúp cho ông Táo vui vẻ và chỉ báo với Ngọc Hoàng những điều tốt của gia đình.

Bên cạnh đó, kẹo làm từ mạch nha thường có độ dính nên có tác dụng ‘dính miệng’ ông Táo lại để không bẩm báo những điều xấu của gia đình cho Ngọc Hoàng. Làm như thế, gia đình sẽ được hưởng phúc suốt năm.

8. Truyền thuyết về 12 con giáp

Theo người Trung Quốc, trật tự 12 con giáp được ấn định từ một cuộc đua do Ngọc Hoàng tổ chức. Nhiều người tự hỏi tại sao một con chuột nhỏ bé lại có thể đánh bại những con vật khác để giành ngôi đầu bảng.Và tất cả mọi chuyện đều có sự tích của nó. 

Theo đó, Chuột có thể chiến thắng hoàn toàn là nhờ vào trí thông minh của bản thân.Vào hôm thi đấu, Mèo và Thỏ đã dự định sẽ chạy cùng nhau. Nhưng tối hôm trước Chuột đã bỏ thuốc ngủ vào trong tách trà của Mèo khiến Mèo ngủ quên, sáng hôm sau không thể thức dậy kịp.

Trước lúc bắt đầu cuộc đua, Chuột lại nghị với Trâu rằng nếu Trâu mang theo Chuột cùng chạy thì trên đường đi Chuột sẽ hát cho Trâu nghe. Trước thái độ nhiệt tình của Chuột, Trâu vui vẻ nhận lời, cả hai nhanh chân chạy về đích.

Tuy nhiên, lúc gần băng qua vạch đích, từ trên mình Trâu, Chuột nhanh chóng nhảy xuống, tiếp đất ngay trước mặt Trâu để giành vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng.

10 câu chuyện thần thoại về Tết ở Trung Quốc còn ảnh hưởng đến tận ngày nay - Ảnh 8.

12 con giáp trong văn hóa Trung Quốc gồm: chuột, trâu, hổ, thỏ, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó và heo.

Hổ và Thỏ đến ngay sau đó lần lượt giành vị trí thứ 3 và thứ 4. Rồng đã thể đến sớm hơn nhưng trên đường đi con vật đã phải vòng qua một ngôi làng để cứu người dân đang bị lũ lụt nên chỉ đứng ở vị thứ 5.

Nhưng sự thật là Rắn đã đến cùng lúc với Rồng nhưng do quá nhỏ không ai nhìn thấy nên chỉ đành ngậm ngùi đứng ở vị trí thứ 6. Ngựa và Dê cùng nhau về đích nhưng Ngựa nhanh hơn một chút giành lấy vị trí thứ 7, để lại vị trí thứ 8 cho Dê.

Khỉ, Gà và Chó cũng lần lượt đến nơi với vị trí thứ 9, 10, 11 sau khi dành thời gian để giúp đỡ cho một vị thần ở một nước khác.

Cuối cùng, còn lại mỗi một mình Heo. Vào trước hôm diễn ra cuộc đua, nhà của Heo đã bị một con sói phá hủy và Heo đã phải dựng lại nhà trước khi tham gia cuộc đua nên là người đến cuối xếp vị trí 12 trong bảng xếp hạng 12 con giáp.

9. Truyền thống mặc đồ lót màu đỏ

Với bảng xếp hạng 12 con giáp, theo đó năm sinh của mỗi người sẽ tương ứng với một con giáp khác nhau. Và năm nào có con giáp trùng với con giáp trong tuổi của một người được gọi năm tuổi của người đó.

Nhiều người tin rằng, trong năm tuổi một người sẽ rất dễ bị ma quỷ chú ý và liên tiếp gặp vận xui. Cách duy nhất để tự bảo vệ bản thân là mặc đồ lót màu đỏ.

10 câu chuyện thần thoại về Tết ở Trung Quốc còn ảnh hưởng đến tận ngày nay - Ảnh 9.

Ngoài mặc đồ đỏ, nhiều người còn sử dụng các loại bùa làm từ dây đỏ và mặt ngọc (ảnh), thắt lừng đỏ, miếng lót giày đỏ và một số đồ vật khác để ngăn vận xui.

Theo quan niệm dân gian, người Trung Quốc tin rằng trước khi đủ 100 ngày tuổi, linh hồn của trẻ sơ sinh có thể bị bắt mất bất cứ lúc nào. Vì thế cha mẹ đứa trẻ sẽ tặng cho bé một sợi dây chuyền có mặt hình khóa để bảo vệ linh hồn của bé.

Dưới thời nhà Liêu, năm tuổi cũng được gọi là năm tái sinh, khi đó linh hồn con người sẽ rất yếu ớt. Khi một người gặp năm tuổi, gia đình người đó sẽ mời một nữ thầy cúng đến để tổ chức một buổi lễ nhằm bảo vệ linh hồn và vận may cho người nọ.

Vì vậy, để tránh xui rủi và bảo vệ sự bình an trong năm tuổi, người Trung Quốc bắt buộc phải mặc đồ lót màu đỏ gần như mỗi ngày trong năm đó.

10. Thiên nga và lễ hội đèn lồng

Lễ hội đèn lồng thường được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch để đánh dấu sự kết thúc của một loạt lễ hội mừng năm mới. Giống như cái tên của nó, đây là đêm lễ hội dành riêng cho đèn lồng. Nhưng tại sao lại là đèn lồng?

Truyền thuyết kể lại rằng, một con thiên nga trên trời rất được Ngọc Hoàng yêu thích đã bị một người thợ săn giết chết trong một lần xuống trần dạo chơi. Để trả thù cái chết của thiên nga, Ngọc Hoàng đã cử các thiên binh thiên tướng xuống trần đốt cả hạ giới để trừng phạt con người.

10 câu chuyện thần thoại về Tết ở Trung Quốc còn ảnh hưởng đến tận ngày nay - Ảnh 10.

Vào dịp lễ hội đèn lồng, mọi đường phố và nhà dân đều được thắp sáng bằng đèn lồng.

Kế hoạch của Ngọc Hoàng khiến triều thần vô cùng hoảng sợ, một số người đã bí mật xuống trần để cảnh báo và chỉ cách cho người dân thoát khỏi tai họa.

Vào đêm thiên binh thiên tướng được cử xuống, mọi người liền đốt pháo hoa và treo đèn lồng đỏ trước cửa nhà. Từ trên trời nhìn xuống trông giống như trần gian đang bị đốt cháy. Việc này đã đánh lừa được Ngọc Hoàng cứu thoát con người khỏi cơn thịnh nộ của thiên đình.

Theo Thời Đại

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây