Lạc Sơn Đại Phật có tên đầy đủ là Gia Châu Lăng Vân Tự Đại Di Lặc Thạch Tượng, được ghi nhận là bức tượng đá cao nhất thế giới với chiều cao 71 mét. Bức tượng tọa lạc uy nghi sừng sững tựa vào núi Lăng Vân là khu vực hợp lưu giữa ba con sông Mân Giang, Thanh Long Giang, sông Đại Độ, thuộc thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Lạc Sơn Đại Phật được xây dựng từ năm 713 đời Đường Huyền Tông và phải mất gần một thế kỷ mới hoàn thành.
Tương truyền, trước khi Lạc Sơn Đại Phật được xây dựng, tại khu vực sông nước này nước chảy rất xiết, thường xuyên xảy ra đắm thuyền bè không rõ nguyên nhân. Lão hòa thượng tại Lăng Vân Tự tên là Hải Thông nhiều lần chứng kiến dân lành thay nhau gặp nạn, cho rằng ắt hẳn có thủy quái ẩn mình.
Có lẽ xuất phát từ tấm lòng tôn kính và chân thành của con người, với hi vọng tượng Phật sẽ bảo hộ cho con người nên mỗi khi có tai nạn to lớn xảy ra, tượng Phật đều rơi lệ. Cụ thể, Lạc Sơn Đại Phật đã bốn lần nhắm mắt và rơi lệ vào những năm 1962, 1963, 1976 và 1994.
Lần thứ nhất năm 1962 - Nạn đói lớn dưới thời Mao Trạch Đông
Năm 1962, là năm đỉnh điểm của thời kỳ đói khát, thiếu lương thực trầm trọng, ba năm liền hạn hán tại Trung Quốc do chính sách sai lầm của Mao Trạch Đông. Khắp đường phố, xóm làng đâu đâu cũng thấy người chết, chỉ tính riêng tỉnh Tứ Xuyên ước tính đã có gần 10 triệu người chết, xác người thối rữa nổi đầy sông Mân Giang.
Hiện tượng kỳ bí của Lạc Sơn Đại Phật diễn ra lần thứ 2 vào một đêm năm 1963, khi nạn đói tại Trung Quốc và Tứ Xuyên không có dấu hiệu thuyên giảm. Năm 1963 cũng là cột mốc đánh dấu sự bắt đầu của cuộc Cách mạng Văn hóa tàn khốc. Một lần nữa, chính quyền Trung Quốc đã chỉ thị tu sửa lại bức tượng.
Vệt nước mắt trên khuôn mặt bức tượng Phật không thể bị phai mờ. (Ảnh: Pinterest)
Điều hết sức kinh ngạc là, mặc dù đã tiêu tốn gần 6,5 triệu USD vào cho công việc tu sửa nhưng vệt nước mắt trên gương mặt bức tượng Phật vẫn không thể bị phai mờ.
Lần thứ 3 năm 1976 - Động đất tại Đường Sơn, Tứ Xuyên
Tháng 7/1976, người dân Lạc Sơn lại một lần nữa chứng kiến Lạc Sơn Đại Phật nhắm mắt và rơi lệ khi trận đại địa trấn xảy ra ở Đường Sơn cướp đi sinh mạng của khoảng 650.000 người do thiếu sự cảnh báo từ trước và do chính phủ từ chối viện trợ quốc tế.
Không chỉ hai mắt nhắm lại và chảy nước mắt, bức tượng Phật cũng thể hiện một gương mặt giận dữ.
Lần thứ 4 năm 1994 – Nước mắt biến thành nụ cười
Năm 1994, Lạc Sơn Đại Phật đã trở thành điểm thăm quan thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước. Ngày 7/6 năm đó, du khách đến thăm tượng Phật khi đi thuyền trên sông đều khẳng định đã chứng kiến tượng Phật rơi lệ, nước mắt nối nhau chảy, cả khuôn mặt, cơ hàm và cơ thể dường như cũng rung chuyển.
Lạc Sơn Đại Phật thu hút hàng triệu khách du lịch tới thăm mỗi năm. (Ảnh: FOCUS-ASIA)
Tuy nhiên, khi một chiếc thuyền cập bến neo vào bờ, mọi người liền nhìn thấy tượng Phật bắt đầu mỉm cười, mặc dù hàng nước mắt vẫn còn trên khuôn mặt. Trên chiếc thuyền đó là một vị Sư phụ truyền giảng Phật Pháp và một số đệ tử của ông.
Khi một trong những đệ tử hỏi Sư phụ tại sao bức tượng Phật lại khóc, Sư phụ đã trả lời: “Bức tượng Phật bảo ta rằng con người ngày nay không còn tôn kính Thần Phật nữa. Ngài ấy đang lo lắng cho con người”.
Có lẽ bức tượng Phật mỉm cười vì ông nhìn thấy rằng hy vọng đang ở ngay trước mắt và con người sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu họ biết nắm bắt hy vọng đó.
Cho đến nay, mặc dù chính quyền Trung Quốc đã phái nhiều nhà khoa học, bỏ ra nhiều thời gian tìm hiểu và nghiên cứu dựa trên công nghệ tiên tiến nhưng vẫn không thể lý giải được những hiện tượng bí ẩn xung quanh Lạc Sơn Đại Phật. Thiết nghĩ có những vấn đề mà nếu chúng ta chỉ dựa vào khoa học kĩ thuật và bài trừ những giá trị tâm linh thì sẽ mãi mãi không thể đột phá đến được.
Nguồn tin: Tinhhoa.net
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự