Đặc biệt có một viên như người đang quỳ chắp tay và một viên màu đen, một viên tròn màu trắng đục và 2 cục trắng như vôi bên trong chứa rất nhiều những hạt xá lợi nhỏ, một mảnh xương sọ có màu hồng và một số sợi xá lợi nổi màu ngọc bích.
Cụ Ngô Thị Y pháp danh Diệu Cẩn (tên chứng minh thư: Ngô Thị Ý), sinh năm 1913 vừa vãng sinh vào ngày 8/4 (nhuận) năm Nhâm Thìn. Hơn 60 năm tín hạnh nguyện sâu theo pháp môn niệm Phật, Cụ đã trở thành tấm gương niệm Phật không mệt mỏi cho biết bao thế hệ Phật tử chùa Giác Tâm, quận 5, TP.HCM.
Sau khi hay tin Cụ mất, Đại đức Thích Giác Đạo và đạo tràng Phật tử chùa Giác Tâm đã đến tư gia tại số 22/1/34B Nguyễn Văn Săng, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh cùng con cháu hộ niệm cho Cụ.
Kết quả sau hơn 4 tiếng Đại đức Thích Thanh Thắng khai thị, niệm Phật và cùng đại chúng nhất tâm quán tưởng Đức Phật A Di Đà phóng quang tiếp dẫn, với tiếng niệm Phật tha thiết không ngừng nghỉ, toàn thân cụ bà mềm trở lại, gương mặt tươi rạng, môi đỏ, hơi ấm tụ trên đỉnh đầu.
Niềm tin mách bảo cụ bà Ngô Thị Y pháp danh Diệu Cẩn sẽ được vãng sinh, Đại đức Thích Giác Đạo, Đại đức Thích Thanh Thắng và Phật tử chùa Giác Tâm cùng con cháu sau khi làm lễ hoả táng xong đã quyết định xin đem toàn bộ tro cốt của cụ từ Đài hỏa táng Bình Hưng Hoà về chùa Giác Tâm để nhặt cốt.
Sau 2 tiếng sàng lọc tro cốt, quý Thầy, Phật tử chùa Giác Tâm và con cháu cụ đã nhặt được nhiều viên xá lợi trong như thuỷ tinh, đặc biệt có một viên như người đang quỳ chắp tay và một viên màu đen, một viên tròn màu trắng đục và 2 cục trắng như vôi bên trong chứa rất nhiều những hạt xá lợi nhỏ, một mảnh xương sọ có màu hồng và một số sợi xá lợi nổi màu ngọc bích.
Con cháu Cụ cho biết, khi mất, Cụ không mang theo bất cứ đồ trang sức nào, ngoài điệp quy y và chuỗi tràng bằng gỗ mà Cụ vẫn thường đeo.
Việc Cụ bà kiên trì tu theo pháp môn niệm Phật không ngừng nghỉ sau khi vãng sinh để lại xá lợi đã tạo nên niềm hoan hỷ, cũng như sự phát tâm kiên cố của tất cả Phật tử chùa Giác Tâm.
Dưới đây là một số hình ảnh xá lợi của cụ bà Ngô Thị Y, pháp danh Diệu Cẩn:
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự