Là một đất nước mà phần lớn dân số theo Phật giáo (dù chính thức hay không chính thức), nhưng đa phần tín đồ Phật giáo ở Việt
Nam lại rất mù mờ về giáo lý nhà Phật. Điều này thể hiện ở rất nhiều việc trong đó có việc xây dựng mộ phần cho người quá cố.
Sự lãng phí vô cùng lớn dành cho một người đã chết trong khi những người đang sống còn biết bao khó khăn, thiếu thốn, cần nhận được sự chung tay giúp đỡ của toàn xã hội.
Bên cạnh sự hoang phí nó còn thể hiện sự mê tín và sự thiếu hiểu biết của nhiều người dân mà nhà Phật gọi đó là "vô minh".
Theo chân lý, khi một người đã chết, thân xác không còn có ý nghĩa gì nữa, nhà Phật gọi đó là cái "xác thủ thú", tức là nó cũng chẳng khác gì cái xác của một loài động vật khác.
Theo tâm linh, một hương linh khó siêu thoát, trong nhiều lý do thì có hai lý do rất đáng chú ý đó là chấp vào thân xác và chấp vào mộ phần, cũng giống như một người khi còn sống chấp vào danh sắc quá nhiều thì luôn luôn đối diện với đau khổ, phiền não và mê mờ, bế tắc.
Thân nhân người quá cố nghĩ rằng xây mộ phần to lớn, hoành tráng cho người đã chết như một phần để đền đáp công ơn của người quá cố đối với thân tộc, quyến thuộc hay cũng là để thể hiện tầm vóc, đẳng cấp của người quá cố cũng như gia tộc người quá cố ấy. Vậy nhưng đây là một sai lầm rất lớn và vô hình chung đã báo hại người quá cố khiến họ rất khó và rất lâu siêu thoát.
Trong khi đó, chúng ta hãy xem mộ phần thật quá giản dị của vua Trần Thái Tông, vị vua đầu tiên của nhà Trần, vị vua anh minh nỗi lạc gắn liền với kỳ tích ba lần đánh tan giặc Nguyên mông giữ yên bờ cõi cho tổ quốc, mở ra trang sử vô cùng vẻ vang chói lọi của dân tộc Việt Nam. Ngài còn là một thiền sư đắc đạo, người đã đặt những "viên gạch" đầu tiên để xây dựng nền tảng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật giáo Việt Nam.
Tóm lại, với bất kỳ lý do gì mà xây mộ phần quá lớn, quá hoành tráng cho người quá cố, đó là thể hiện một sự thiếu hiểu biết, mê tín và mê lầm chứ đó không phải là sự báo đáp hiếu nghĩa hay thể hiện "đẳng cấp" của một con người.
Nguồn tin: www.nguoiphattu.com
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự