Với tâm nguyện gìn giữ những giá trị truyền thống cho muôn đời sau, Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương (sinh năm 1957, giảng viên trường Đại học Quy Nhơn) đã thành lập "Bảo tàng Hoa Cương" ngay tại quê mình thuộc xã Bình An, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Hiện nay, bảo tàng đang trưng bày 4000 hiện vật quý hiếm có niên đại hàng nghìn năm. Tất cả đều được sắp xếp theo hệ thống với 13 chủ đề như: Nông cụ truyền thống, tiền cổ Việt Nam và nước ngoài; hiện vật chiến tranh, hiện vật thời bao cấp...
Rùa đá cổ được các nhà khoa học xác định có niên đại hàng nghìn năm trước.
Bộ dụng cụ bằng đá thời tiền sử có niên đại trên 4.000 năm.
Hũ tiền thời nhà Lê Trung Hưng được ông mua lại của một người dân trong xã Bình An.
Phần lớn các hiện vật đều được sưu tầm ở khu vực Nghệ An - Hà Tĩnh. Trong đó nhiều kỷ vật được tìm thấy ngay trên mảnh đất quê hương của chủ nhân bảo tàng.
Miếng lót giếng thời Lê (Năm Quang Thuận thứ 10 -1469). Theo Tiến sỹ Cương cho biết: cổ vật hiếm hoi này được ông tìm thấy tại nhà một người dân trong xã. Sau khi ông đưa về bảo tàng đã có nhiều người tìm đến ngỏ ý muốn mua lại một phần miếng lót giếng nhưng ông không đồng ý.
Bộ sưu tập nông cụ truyền thống với nhiều dụng cụ đã có từ hơn 300 năm. Qua mỗi hiện vật còn phản ánh văn hóa đời sống của nông dân Việt Nam qua thói quen sinh hoạt...
Dụng cụ đòn gánh sính lễ bằng cây gỗ trường. Loại gỗ này giúp đòn gánh có thể bẻ cong 2 đầu - tránh làm rơi sính lễ trong khi di chuyển.
Bộ sưu tập dụng cụ đo lường với đầy đủ hình dáng, kích thước.
Một chiếc cân dùng để cân trang sức thời xưa.
Bộ sưu tập chum vại và cối đá với hơn hơn 300 hiện vật. Theo các chuyên gia tại Bảo tàng Hà Tĩnh đánh giá đây là bộ sưu tập cối đá và chum lớn nhất tại Hà Tĩnh hiện nay.
Không chỉ sưu tầm các hiện vật Việt Nam, nhiều hiện vật tại đây có xuất xứ từ nước ngoài.
Các cổ vật từ thời nhà Nguyễn chiếm số lượng lớn trong bộ sưu tập là các cổ vật tại bảo tàng.
Sau khi sưu tầm, các cổ vật đã được chủ nhân bảo tàng mời chuyên gia tại Bảo tàng Hà Tĩnh thẩm định, xử lý khoa học và số hóa.
Với nhiều thuyền bè và các hiện vật được sưu tầm từ quần đảo Trường Sa.
Tại bảo tàng còn lưu giữ hơn 3.700 đầu sách, bút tích, hình ảnh quý hiếm.
Hiện vật thời bao cấp.
Một chiếc máy truyền tin thời chiến.
Không chỉ là nơi lưu giữ các cổ vật, kỷ vật, chủ nhân bảo tàng còn mong muốn đây sẽ là một không gian học tập văn hóa cho thế hệ trẻ.
"Chúng tôi đã tiến hành thẩm định, xác minh, kiểm kê và số hóa toàn bộ hiện vật trên. Đây là một bảo tàng tư nhân lớn nhất hiện nay tại Hà Tĩnh. Không chỉ về số lượng mà bảo tàng còn lưu giữ nhiều hiện vật quý. Căn cứ vào đặc điểm, hoa văn... nhiều cổ vật có niên đại hàng nghìn năm", ông Trần Phi Công, phó Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh đánh giá.
Với quy mô và kho tàng hiện vật có giá trị, Bảo tàng Hoa Cương đã được UBND Hà Tĩnh cấp giáy phép hoạt động.
Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương chia sẻ: trong thời gian tới ông đang mong muốn sẽ mở thêm chuyên đề trải nghiệm nhằm bổ sung thêm hạng mục học tập và trải nghiệm cho nhiều đối tượng nhất là học sinh, sinh viên.
Nguồn tin: Dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự