Ngày cuối năm của những năm trước tôi thường sẽ bận rộn một chút với chương trình “Niềm vui bất ngờ” - chia sẻ với người khó khăn ở quê mình - thuộc xã Sơn Viên và Quế Lộc (huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam).
Đây là hoạt động tôi duy trì 15 năm nay, bằng cách vận động sự chia sẻ của bạn bè, người thân quen chung góp tặng vài trăm phần quà cho những cụ già neo đơn, bệnh tật hiểm nghèo ở hai xã nói trên.
Tôi gọi là “Niềm vui bất ngờ” vì đây là chương trình không báo trước cho người nhận cũng như số tiền lì xì mà họ được nhận. Thường, tôi sẽ cùng một cán bộ địa phương hoặc cô Phật tử quen đến từng hộ và chúc các cụ đón năm mới an lành, sau đó thưa rằng, “có bao lì xì, là quà của nhiều người thương nhớ các cụ gửi tặng”.
Người nhận móm mém, có cụ rưng rưng vì những người lạ - là chúng tôi - đến mừng tuổi sớm, trước khi năm mới sang. Họ xem chiếc bao lì xì và xúc động, nói: số tiền này lớn quá với họ, Tết có thể mua thêm bó nhang, ít bánh kẹo, nửa ký thịt để cúng và ăn Tết.
Tuy nhiên, năm nay vì dịch bệnh Covid-19, mọi người khó khăn trong kinh doanh, công việc bị ảnh hưởng ít nhiều. Cũng do dịch mà tôi về quê phải cách ly tại nhà cho đảm bảo an toàn, do vậy tôi quyết định tạm dừng chương trình “Niềm vui bất ngờ”. Thế nhưng, cuối cùng có một cô Phật tử - người đã theo dõi các hoạt động thiện nguyện của tôi từ ngày đầu - đã không quên chương trình “Niềm vui bất ngờ”.
Sát ngày tôi rời TP.HCM về quê, cô gọi điện “gặp gấp”. Rồi cô kiên quyết gửi tôi món quà cho bà con ở quê, với chiếc phong bì chứa 5 triệu đồng. “Ráng mang về giúp cô, rồi tùy duyên chia sẻ với các cụ ở quê nhân dịp Tết đến Xuân về. Có bao nhiêu làm nhiêu”, cô nói.
Nhờ sự hỗ trợ của cô Tịnh Quang, chương trình “Niềm vui bất ngờ” do tôi tổ chức 15 qua đã không bị gián đoạn, dù phần quà năm nay có ít hơn. (Ảnh: Duy Hoàng).
Tôi nhận và để an toàn, đã để cho mẹ mình và anh Đỗ Duy Hoàng, bí thư Đoàn xã Sơn Viên cùng đi trao lì xì Tết đến những người khó nhất trong địa phương, hôm 29/1. Tất nhiên, người nhận vẫn rưng rưng vì món quà bất ngờ cuối năm.
Cô Phật tử gửi món quà bất ngờ cho bà con, tôi làm cầu nối ấy là cô Tịnh Quang, nhắn nhủ, “nhớ chúc bà con sức khỏe và ăn Tết vui vẻ giúp cô”. Xúc động, vì cái tình của người lạ dành cho người quê mình. Cô làm vì nhớ mỗi năm vẫn gửi một ít, phụ tôi trong chương trình “Niềm vui bất ngờ”, nay phải làm tiếp, vì thương.
Cô đã nhắc tôi, dù khó khăn mấy vẫn có thể chia sẻ được nếu có lòng. Với vai trò cầu nối, tNiềm vui bất ngờ ngày cuối nămôi cũng nhận được quà tinh thần từ cô, đó là bài học sẻ chia trong khó khăn.
Tết là dịp để sẻ chia, để nhân lên những điều tử tế. Có thể ở đâu đó trong đời, chúng ta có những nhân duyên với những người đồng hạnh đồng nguyện, họ sẽ cùng mình làm những thiện sự và giúp mình nhận ra giá trị của sự cho đi cũng là cách kiến tạo mùa xuân cho chính mình.
Tết là dịp để vui và dành những lời chúc an lành cho nhau. Có lời chúc nào thiết thực hơn cách chúng ta sống biết sẻ chia với người khó, khổ hơn mình, có phải không?
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự