Mất cân bằng lượng đường
Nước trái cây hoàn toàn không thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường. Do đó, nếu chính bạn hoặc người thân trong gia đình là bệnh nhân tiểu đường, nên cắt giảm nước trái cây khỏi chế độ ăn uống hàng ngày để tránh làm tăng lượng đường trong máu.
Nước ép trái cây thiếu chất xơ và có nhiều fructose, một loại đường tự nhiên trong trái cây. Khi dùng quá nhiều fructose, có thể làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên ăn cả trái cây sẽ tốt hơn ép trái cây thành nước.
Làm tăng cân và béo phì
Nước trái cây có hàm lượng đường cao, có thể khiến cơ thể tăng cân nếu uống hàng ngày. Nước trái cây bị mất cân bằng dinh dưỡng, vì thiếu các chất dinh dưỡng đa lượng quan trọng như protein và chất béo. Điều này phá hủy sự cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tăng cân quá nhiều có liên quan đến huyết áp cao, đột quỵ, tiểu đường, các vấn đề về tim mạch.
Nạp nhiều đường qua nước trái cây có liên quan đến tăng cân và viêm nhiễm trong cơ thể. Do đó, khi quyết định làm nước ép trái cây để uống hàng ngày nên cân nhắc những loại trái cây ít đường và tuyệt đối không thêm đường vào nước ép trái cây.
Ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa
Nước ép trái cây loại bỏ hoàn toàn chất xơ có trong trái cây. Vì quá trình ép nước trái cây sẽ loại bỏ đi phần xác chứa đầy chất xơ của trái cây. Điều này không kéo dài thời gian no và làm tăng cảm giác đói trong thời gian ngắn. Vì vậy thay vì làm nước ép trái cây để uống mỗi ngày nên ăn trái cây theo cách thông thường để giữ lại chất xơ. Cách làm này sẽ giảm táo bón, khó tiêu và giúp thức ăn tiêu hóa tốt hơn.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự