Cần tây
Cần tây chứa vitamin B, vitamin C, kali, magie, carotene và các thành phần khác có tác dụng tốt đối với huyết áp và hạ lipid máu.
Ngoài ra, cần tây là thực phẩm có tính kiềm, các alkaloid thực vật trong cần tây có thể làm giảm nồng độ axit uric. Cần tây rất giàu chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột và giúp đẩy nhanh quá trình đào thải axit uric.
Bắp cải
Bắp cải chứa protein, vitamin, carbohydrate và các thành phần khác. Thường xuyên ăn bắp cải có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và kích thích nhu động ruột, hàm lượng nước cao, có tác dụng lợi tiểu, có thể giúp giảm nồng độ axit uric.
Ngoài ra, hàm lượng purine trong bắp cải cũng rất thấp nên những bệnh nhân có lượng axit uric cao có thể yên tâm ăn.
Dưa chuột
Dưa chuột có vị ngọt, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, có thể thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric. Ngoài ra, thành phần silicon có trong dưa chuột có thể tăng cường mô liên kết khớp, giúp cải thiện các triệu chứng đau khớp.
Dưa chuột cũng là thực phẩm có hàm lượng purine thấp, rất có lợi cho bệnh nhân bị axit uric cao và bệnh gút.
Bí đao
Bí đao là thực phẩm tốt cho người bệnh có lượng axit uric cao. Bí đao có tác dụng lợi tiểu và giàu kali, có thể thúc đẩy quá trình đào thải natri và nước dư thừa trong cơ thể, từ đó đào thải nhiều axit uric hơn.
Đồng thời, bí đao rất giàu chất xơ và lượng calo rất thấp, có thể tăng tốc độ nhu động ruột, thúc đẩy quá trình thải chất thải trao đổi chất trong cơ thể, làm giảm axit uric.
Nguồn Laodong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự