Axit uric là một chất hóa học được tìm thấy trong máu, được tạo ra khi một chất gọi là purine bị phân hủy trong cơ thể. Hầu hết axit uric hình thành trong cơ thể đều hòa tan trong máu và được đào thải qua thận. Nếu cơ thể bạn sản xuất quá nhiều axit uric hoặc không thể loại bỏ đủ lượng axit này, nó có thể dẫn đến tăng axit uric máu.
Nồng độ axit uric trong cơ thể cao gây ra bệnh gút. Tình trạng này còn có thể gây sỏi thận và dẫn đến suy thận. Vì vậy, nên uống nhiều nước để đào thải lượng axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, ăn nhiều trái cây và rau củ.
Giấm táo
Trộn 1 thìa cà phê giấm táo hữu cơ vào một cốc nước và uống hàng ngày. Giấm táo hoạt động như một chất giải độc tự nhiên. Giấm táo chứa axit malic giúp phá vỡ và loại bỏ axit uric khỏi cơ thể. Ngoài ra, táo cũng chứa axit malic và bạn nên ăn ít nhất một quả mỗi ngày.
Nước chanh
Nên uống nước chanh khoảng 2 lần/ngày để đào thải lượng axit uric dư thừa. Chanh có chứa axit citric giúp hòa tan axit uric. Bạn cũng nên ăn những thực phẩm giàu vitamin C như quả lý gai, ổi và cam.
Ăn trái cây và rau quả giàu chất chống oxy hóa
Nên bổ sung nhiều loại quả mọng giàu chất chống oxy hóa như anh đào, việt quất và dâu tây. Quả mọng có màu sẫm chứa flavonoid gọi là anthocyanin giúp giảm viêm và cứng khớp. Thực phẩm có tính kiềm như cà chua và ớt chuông cũng giúp cân bằng lượng axit trong cơ thể.
Hạt cần tây
Hạt cần tây giàu axit béo omega-6 và các loại dầu lợi tiểu khác. Là một thuốc lợi tiểu mạnh, hạt cần tây giúp làm sạch hệ thống chất lỏng dư thừa bằng cách kích thích thận thải axit uric ra ngoài. Đồng thời, hỗ trợ kiềm hóa máu và làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể.
Thực phẩm giàu chất xơ
Nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống để kiểm soát mức axit uric trong máu. Chất xơ hấp thụ lượng axit uric dư thừa trong máu và giúp loại bỏ khỏi cơ thể. Yến mạch, chuối và ngũ cốc là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan tốt.
Nguồn Laodong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự