Mùa nóng, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ e, có nguy cơ dễ bị say nắng khi tiếp xúc với ánh nắng gay gắt của mặt trời. Nếu không chú ý và xử lý kịp thời thì sẽ vô cùng nguy hiểm.
Do đó chúng ta cần hiểu được trong điều kiện, hoàn cảnh nào con người dễ bị say nắng, say nóng để phòng tránh và cách xử trí khi có người bị say nắng, say nóng.
Say nắng là hiện tượng rất thường gặp trong mùa hè. Không chỉ có biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu,... mà còn có thể gây đột quỵ, nếu không xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục và tử vong.
Vào những ngày trời nắng nóng, chúng ta cần uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn mát, các loại rau củ quả chứa nhiều kali như rau má, cà chua, rau đay, mồng tơi..., mặc quần áo rộng, thoáng mát, thoát mồ hôi.
Không nên ở lâu, làm việc quá sức trong môi trường quá nóng, nắng. Nếu bạn phải đi bộ ngoài nắng nóng, nhớ phải đội nón, mũ.
Trẻ em, người lớn tuổi, bệnh lâu ngày hoặc người uống rượu bia không phơi nắng, nóng lâu.
Mùa hè không nên uống nhiều nước đá lạnh hay quạt trực tiếp cho mát.
Ngoài ra để đề phòng cảm nắng hoặc say nắng, có thể dùng: Lá tre 20g, sắn dây 20g, mạch môn 20g, cam thảo đất 20g, thổ phục linh 20g, hương nhu 30g, sâm đại hành 20g. Tất cả đều nấu trong 3 lít nước sôi, uống thay nước hàng ngày.
Ngoài ra, việc rèn luyện, nâng cao sức khỏe thường xuyên cũng giúp cơ thể có sức chống chọi với sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa.
Trước một trường hợp say nắng, say nóng cần nhanh chóngtiến hành những biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhânviên y tế hay phương tiện y tế:
- Nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân:Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nướcmát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có độngmạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.
- Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liêntục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thìphải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vậnchuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.
- Khi người bệnh bị cảm nắng lại sốt cao không có mồ hôi thì sử dụng hương nhu 20g, gừng tươi 6g, nước 500ml, đun sôi trong 15 phút, gạn lấy nước uống nóng, còn bã đắp hai bên thái dương và gan bàn chân,, đắp chăn cho ra mồ hôi; vỏ đậu xanh, sắc lấy nước đặc cho uống rất công hiệu.
- Nếu cảm nắng bị ngất xỉu: Lấy mè đen (vừng đen, hắc chi ma) rang gần cháy, để nguội tán bột, mỗi lần uống 10 – 12g hòa với nước.
Nguồn tin: Khỏe và Đẹp
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự