Giáo sư Ric-hard Byng - Trường Y dược và Nha khoa Peninsula, Đại học Plymouth, cùng tham gia nhóm nghiên cứu - cho biết: “Hiện tại, duy trì giải pháp y khoa để chữa trị suy nhược là phương thức điều trị chủ yếu để ngăn chặn, giảm thiểu khả năng xảy ra tình trạng tái phát hoặc lặp đi lặp lại đến 2/3 khi sử dụng thuốc đúng cách. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, với những lý do khác nhau, bệnh nhân không thể duy trì các giai đoạn trị liệu về mặt y khoa để giảm thiểu tình trạng suy nhược. Hơn nữa, có nhiều người không mong muốn tiếp tục điều trị bằng phương pháp y khoa trong những giai đoạn nhất định, hoặc không có khả năng chịu đựng được những tác dụng phụ của chúng”.
Một khóa điều trị bằng phương pháp MBCT đúng nghĩa sẽ kéo dài trong vòng 8 tuần và hoàn toàn dùng những phương pháp thiền tập Phật giáo cũng như phương pháp trị liệu về biểu hiện nhận thức và yoga.
Giáo sư đồng nghiên cứu Sarah Byford - Viện Tâm thần, Tâm lý và Thần kinh, Trường Đại học King (London) - chia sẻ: “Điều trị bằng nhận thức dựa vào chánh niệm sẽ ít tốn kém so với các phương pháp điều trị y khoa”.
Những phát hiện này được chào đón và ủng hộ nồng nhiệt từ những nhà vận động cho sức khỏe tinh thần.
Jo Anderson, Giám đốc đối ngoại của Hiệp hội Sức khỏe Tinh thần Scotland (SAMH), nói: “Chúng tôi nhiệt liệt hoan nghênh nghiên cứu này. Nó vạch ra một hướng đi tích cực và hữu hiệu trong việc ứng dụng các phương pháp chánh niệm cho việc quản lý tình trạng suy nhược tinh thần. Vấn đề then chốt là cần lựa chọn những cách thức chữa trị phù hợp cho từng cá nhân, tư vấn cho họ những khả năng và tìm ra những điều mang tính hiệu quả”.
“Mỗi ngày, SAMH đều hướng đến tìm kiếm các lợi ích thật sự cho những ai cam kết với các thực hành điển hình như chánh niệm”.
Tác giả bài viết: Bảo Thiên
Nguồn tin: The Scotsman
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự