Các nhà nghiên cứu Thụy Điển quan sát 140.000 người được chẩn đoán là suy nhược tinh thần trong khoảng thời gian 1987-2012. Dữ liệu của mỗi người tham gia nghiên cứu được so sánh với 3 người khác cùng tuổi và cùng giới tính chưa từng bị suy nhược tinh thần. Người tham gia nghiên cứu thấp nhất là 50 tuổi.
Số liệu này được tiếp tục theo dõi sau 26 năm và kết quả là có 1% số người từng bị suy nhược tinh thần mắc chứng Parkinson, trong khi người chưa từng bị suy nhược phát triển bệnh này là 0,4%.
Các chuyên gia cũng lưu ý rằng bệnh Parkinson không phổ biến lắm, kể cả ở người bị suy nhược hoặc khủng hoảng tinh thần.
Bệnh Parkinson là kết quả của sự mất giảm tế bào não chịu trách nhiệm sản xuất dopamine, tác động đến cử động của cơ thể như gây ra các chứng: run, cơ bị xơ cứng và thăng bằng kém. Ở Hoa Kỳ có khoảng 1 triệu người mắc bệnh này, theo Tổ chức Parkinson Hoa Kỳ.
Nghiên cứu mới này cho thấy người bị suy nhược tinh thần sẽ có thể mắc bệnh Parkinson sớm hơn người không bị suy nhược. Theo đó, người bị suy nhược có khả năng mắc Parkinson cao gấp 3,2 lần trong thời gian một năm sau khi nghiên cứu bắt đầu.
Ngoài ra, nếu suy nhược càng nghiêm trọng thì nguy cơ mắc bệnh này càng cao. Ví dụ, người phải nhập viện điều trị vì suy nhược tinh thần hơn 3 lần thì nguy cơ mắc Parkinson càng cao hơn so với người không bị suy nhược hoặc suy nhược không nghiêm trọng đến mức phải nhập viện. Người nhập viện từ 5 lần trở lên vì suy nhược sẽ có 40% nguy cơ mắc bệnh so với người chỉ nhập viện một lần.
Các chuyên gia không khẳng định suy nhược tinh thần gây ra Parkinson nhưng giả định rằng có thể là thuốc dùng điều trị suy nhược như thuốc chống suy nhược và chống rối loạn tâm thần làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Suy nhược có thể xem là dấu hiệu tiên đoán sự phát triển của bệnh Parkinson.
Nghiên cứu xuất bản ngày 20-5 trên Tạp chí Tâm thần học.
Huệ Trần (Theo Live Science)
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự