Trà xanh có thực sự phòng chống được ung thư?

Thứ bảy - 23/11/2013 08:03
Theo các nhà khoa học, cần thêm nhiều nghiên cứu can thiệp để chứng minh tác dụng này của trà xanh trong tương lai. Đồng thời, tác dụng bảo vệ này chỉ hiệu quả vào giai đoạn sớm của bệnh.
Ngày càng có nhiều chứng cứ y học - cả tiền lâm sàng và thử nghiệm trên người cho thấy tác dụng bảo vệ nhiều loại ung thư khác nhau của trà xanh. Tuy nhiên, các dữ liệu không hẳn đã thống nhất với nhau.
 
Các tác dụng phòng ngừa của trà xanh đối với một số loại ung thư đã được chứng minh trong các mô hình phòng thí nghiệm, bao gồm cả ung thư đường tiêu hóa, phổi, tuyến tiền liệt, vú và da. Các cơ chế hoạt động đề xuất bao gồm các hiệu ứng của chất chống oxy hóa, sự ức chế các yếu tố tăng trưởng của tế bào, và cộng hưởng tăng cường hiệu quả hóa trị.
 
Nhiều nghiên cứu cho đến nay, về cả thực nghiệm và lâm sàng gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai, đã được trình bày trong 2 bài đánh giá tổng hợp, được công bố trực tuyến ngày 30 tháng 10 vừa qua trong Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ.
 
Bài đánh giá tổng quan số 1: Kết quả của các nghiên cứu có nhiều mâu thuẫn
 
Trà xanh có chứa một số lượng lớn các hợp chất có hoạt tính sinh học , bao gồm catechin, flavonol, lignans và axit phenolic, Tiến sĩ Jian- Min Yuan thuộc bộ phận dịch tễ học và sức khỏe cộng đồng tại Đại học Minnesota ở Minneapolis tổng hợp.
 
Trong đánh giá của mình, ông khẳng định rằng nghiên cứu dịch tễ gần đây “không xác nhận hay bác bỏ một vai trò phòng ngừa ung thư có tính kết luận nào của trà xanh”.
 
Một số lượng lớn các nghiên cứu thực nghiệm tiến hành đã liên tục cho thấy các hoạt động ức chế của chiết xuất trà xanh và/hoặc chất polyphenol trong trà xanh, trong việc chống lại sự hình thành khối u ở các cơ quan khác nhau, Tiến sĩ Yuan cho biết thêm. Tuy nhiên, kết quả từ các nghiên cứu dịch tễ học vẫn chưa được thống nhất.
 
Một ví dụ là gần đây về các nghiên cứu dịch tễ học về mối liên hệ giữa ung thư thực quản và sức tiêu thụ trà xanh trong dân số châu Á, nơi có tỷ lệ mắc ung thư thực quản và tiêu thụ trà xanh đều cao (Mol Nutr Food Res. 2011;55:886-904). Trong số 15 nghiên cứu về vấn đề này, 6 báo cáo nguy cơ giảm đáng kể ung thư thực quản liên quan đến việc tiêu thụ lượng lớn trà xanh, 4 báo cáo nguy cơ ung thư thấp hơn nhưng không có ý nghĩa, 3 báo cáo một mối liên quan tích cực đáng kể giữa việc tiêu thụ trà và nguy cơ ung thư thực quản, và 2 báo cáo không có liên quan.
 
Các nghiên cứu tổng hợp khác cũng báo cáo những kết quả mâu thuẫn tương tự với nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm cả ung thư đại tràng, gan, vú và tuyến tiền
 
Trong tương lai, “chúng ta nên tiến hành pha 2 về nghiên cứu can thiệp để tìm hiểu cơ chế sinh học của chất polyphenol trong trà xanh hoặc các thành phần khác trong cơ thể người, vì kiến thức hiện tại có được về trà xanh và tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư chủ yếu thu được từ thí nghiệm mô hình phòng thí nghiệm in vitro và trong cơ thể động vật in vivo”, tiến sĩ. Yuan đề xuất. Ông cũng cho rằng việc thiết kế và thực hiện giai đoạn nghiên cứu là không khó vì, “các yếu tố bảo vệ đã được khu trú”.
 
Ông lưu ý thêm. “Tất nhiên, kết luận cuối cùng về tác động của polyphenol trong trà về phòng chống ung thư chỉ nên được khẳng định sau khi đã tiến hành giai đoạn 3 - thử nghiệm can thiệp ngẫu nhiên đánh giá tỷ lệ mắc bệnh ung thư và tử vong với lượng tiêu thụ trà xanh. Những thử nghiệm này sẽ đòi hỏi một số lượng lớn các đối tượng tham gia (hơn 50.000), một thời gian dài nghiên cứu (ít nhất là 5 năm), cũng như một lượng lớn của các tổ chức và các nhà nghiên cứu”
 
Tiến sĩ Yuan chỉ ra rằng một số biến không kiểm soát được có thể giải thích cho kết quả trái ngược của các nghiên cứu dịch tễ học. Chẳng hạn, chất polyphenol trong trà mà chúng ta tiêu thụ vẫn tương đối thấp hơn nhiều so với lượng polyphenol thường được sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm in vitro và in vivo. Ngoài ra còn có “hiệu ứng nhiễu do hút thuốc lá và uống rượu gây nên”, cùng với “hiệu ứng bất lợi của nhiệt độ cao của nước trà uống, có thể che dấu hoặc làm phức tạp hóa mối liên quan nguy cơ trà-ung thư”.
 
Tính không đồng nhất về số lượng tiêu thụ trà và thói quen ăn uống của các quần thể khác nhau cũng có thể đóng góp vào sự mâu thuẫn thường thấy trong kết quả nghiên cứu. Để loại bỏ những yếu tố gây nhiễu này, càng phải tiến hành các nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên nhằm cung cấp dữ liệu xác đáng, giúp xác định ảnh hưởng của trà xanh đối với sự phát triển ung thư ở người “, tiến sĩ Yuan nhận xét.
 
Bài đánh giá tổng quan thứ hai: Trà xanh chỉ có tác dụng hứa hẹn trong giai đoạn sớm của ung thư
 
Trong đánh giá của mình, Joshua D. Lambert, tiến sĩ, phó giáo sư khoa học thực phẩm tại Đại học bang Pennsylvania (University Park, Mỹ) đã khảo sát các thực nghiệm trên người và phòng thí nghiệm. Ông lưu ý rằng trà xanh và catechin trong trà xanh đã được chứng minh có tác dụng ức chế hình thành khối u và rằng, mặc dù không được nghiên cứu như với trà xanh, trà đen cũng cho thấy tác dụng phòng ngừa ung thư tương tự. Các thành phần polyphenolic trong trà, cùng với các caffeine, đã được tìm thấy như hợp chất phòng ngừa ung thư tiềm năng.
 
Tiến sĩ Lambert trích dẫn một ví dụ về tác dụng của trà xanh trên tân sinh biểu mô tuyến tiền liệt giai đoạn sớm. Sau một năm được bổ sung hàng ngày với catechin trà xanh 600mg hoặc giả dược, số người có tiến triển đến ung thư tuyến tiền liệt ở nhóm đàn ông dùng trà ít hơn ở nhóm dùng giả dược (9% so với 30% ) (Cancer Res.2006;66:1234-1240).
 
Tuy nhiên, trong đánh giá toàn diện từ các dữ liệu được cung cấp từ nghiên cứu thực nghiệm và thử nghiệm trên người, ông lưu ý rằng số lượng các nghiên cứu trực tiếp trên người về tác động của trà xanh trên tiến triển tế bào ung thư vẫn còn nhiều hạn chế.

Tác giả bài viết: Hà Nhiên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây